Một số loài động vật có thể mang màu xanh dương độc đáo do đột biến gene hoặc cấu tạo đặc biệt trên cơ thể.
Máu xanh dương rất hiếm gặp ở thực vật và động vật hoang dã. Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Adelaide, Australia, nguyên nhân một phần do màu xanh hoặc sắc tố xanh dương không thực sự tồn tại trong tự nhiên. Những tổ chức sinh vật có vẻ ngoài màu xanh dương buộc phải hấp thụ rất ít năng lượng, đồng thời phản xạ ánh sáng xanh dương mang năng lượng cao. Do quá trình xâm nhập vào phân tử có thể hấp thụ năng lượng như vậy rất phức tạp, màu xanh dương kém phổ biến hơn màu sắc khác trong thiên nhiên. Tuy nhiên, một số động vật có thể mang màu xanh dương nhờ vài bí quyết, theo Popular Science.
Nhện tarantula
Năm 2023, một nhóm nhà khoa học ở Thái Lan phát hiện nhện tarantula xanh điện (Chilobrachys natanicharum). Chúng sinh sống trong môi trường đa dạng, bao gồm cây cối, hang hốc ở rừng đước hoặc hang dưới lòng đất. Màu sắc đặc biệt của loài nhện này đến từ cấu trúc độc đáo của lông, không phải do sự tồn tại của sắc tố xanh dương. Lông của chúng có cấu trúc nano điều khiển ánh sáng chiếu lên chúng, phỏng theo màu xanh dương đặc trưng. Những sợi lông này cũng có thể ngả sang tông tím tùy theo lượng ánh sáng có sẵn, tạo ra hiệu ứng óng ánh.
Tôm hùm
Theo Thủy cung New England, chỉ khoảng 1 trong 2 triệu con tôm hùm có màu xanh dương. Hồi tháng 5/2024, một ngư dân ở miền nam nước Anh tìm thấy con tôm hùm xanh dương mắc vào bẫy. Thay vì kết thúc trên bàn ăn tối, mỗi vật được quyên tặng cho thủy cung địa phương. Tôm hùm xanh dương cũng được ghi nhận ở Marblehead, Massachusetts và Pháp. Theo Andrew Hebda, cựu quản lý động vật học ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, màu xanh dương của tôm hùm là kết quả của đột biến gene.
Ve sầu
Cũng trong tháng 5/2024, một gia đình ở ngoại ô Chicago tìm thấy ve sầu (Magicicada cassin) có cặp mắt màu xanh dương thay vì màu đỏ thường gặp ở loài này. Màu mắt đặc biệt này là do đột biến gene chỉ xảy ra ở 1 trong 1 triệu con. Ve sầu mắt xanh có tuổi thọ ngắn ngủi tương tự đồng loại. Nó được đưa vào bộ sưu tập côn trùng của Bảo tàng Field, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu. Nhóm chuyên gia ở bảo tàng sẽ tìm cách giải trình tự ADN của nó để tìm hiểu về gene phía sau màu mắt đặc trưng.
An Khang (Theo Popular Science)
Trung Quốc vừa bất ngờ lên tiếng khẳng định sẽ tự tay hạn chế bùng nổ xe điện, vừa để tránh tình trạng cung vượt quá cầu, vừa để hạ nhiệt với châu Âu.
Một lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre cho biết, trong tháng 7 tới đây, Sở sẽ tổ chức thi sát hạch giấy phép lái xe ôtô...
Theo các chuyên gia, có thể sử dụng giải pháp cô lập carbon bằng phương pháp sinh học và đề xuất tích hợp vào các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại ĐBSCL để mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường.
TP - Năm hôm sau khi tàu ngầm du lịch “Titan” bị mất liên lạc đang khám phá xác chiếc tàu đắm “Titanic”, ngày 22/6 lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Mỹ và Canada chính thức xác nhận con tàu đã bị nổ và chìm, cả 5 người trên tàu đều tử nạn.
Các thợ săn xác tàu đắm phát hiện tàn tích của một tàu cướp biển dài 14 m chuyên dùng để bắt nô lệ ở vùng biển sâu giữa Tây Ban Nha và Morocco.
Các nhà khoa học cho rằng cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, lập bản đồ chi tiết khu vực rủi ro cao, cảnh báo sớm, xây dựng dữ liệu tổng thể... để Làng Nủ không lặp lại thảm họa lũ quét, lũ bùn đá.
Nhà máy điện hạt nhân thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới mang tên Shidaowan của công ty Huaneng ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, đi vào hoạt động thương mại hôm 6/12/2023.
Thành Cát Tư Hãn mở rộng đế chế Mông Cổ từ Thái Bình Dương tới sông Danube trong suốt thời gian từ cuối thế kỷ 12 tới đầu thế kỷ 13. Để lại vô số chiến trường đẫm máu trên đường chinh phạt, vị vua này cũng để lại di sản con cháu đáng kinh ngạc. Ước tính khoảng 16 triệu người hiện nay là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Trong nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Di truyền học Nhân loại Mỹ 2003, nghiên cứu về di sản gene của người Mông Cổ phát hiện 0,5%...
Tiếng ồn quái dị Báo Người Lao động dẫn nguồn trang Reader's Digest cho biết, tháng 12/2016, một nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đến khám tại cơ sở y tế của Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba vì buồn nôn, đau đầu và chóng mặt. Nhiều ngày sau, 2 nhân viên CIA khác cũng báo cáo những triệu chứng tương tự. Đến cuối năm 2018, ít nhất 26 người Mỹ và 13 người Canada gặp phải tình trạng buồn nôn, mất thính giác, chóng mặt, chảy máu cam và các...