Gấu nước chống bức xạ, gián sống dai hơn khủng long và cá mập thích nghi với biển sâu là những sinh vật đứng đầu về khả năng sinh tồn.
Những thảm họa toàn cầu như va chạm với tiểu hành tinh hay một đại dịch nghiêm trọng bùng phát có thể xóa sổ phần lớn các loài động vật trên Trái Đất. Nhà động vật học Eleanor Higgs, tốt nghiệp Đại học Reading, Anh, đề xuất 5 động vật có khả năng sống sót cao trong trường hợp một thảm họa như vậy xảy ra.
Gấu nước
Đứng đầu tiên trong danh sách là một sinh vật tí hon nổi tiếng - gấu nước. Chúng thực sự rất nhỏ, kích thước chỉ khoảng 100 - 1.000 micron, tương đương độ mỏng của một tờ giấy. Gấu nước có khả năng sống sót trong gần như mọi môi trường khắc nghiệt mà Trái Đất có thể tạo ra. Theo National Geographic, chúng là động vật khó tiêu diệt nhất trên Trái Đất. Chúng sinh tồn được trên những cồn cát, ở độ cao lớn và vẫn sống kể cả khi bị đóng băng.
Các nhà khoa học đã phát hiện một loại protein mang tên Dsup có thể bảo vệ vật liệu di truyền trong mỗi tế bào của gấu nước, tạo ra một tấm khiên chắn nhỏ chống lại các hạt nguy hiểm. Nhờ đó, chúng có thể sống sót ở mức bức xạ cao mà hầu hết sinh vật khác không thể. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng chúng có thể sống trên Mặt Trăng.
Gián
Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến gián. Chúng đã vượt qua vụ va chạm giữa Trái Đất với tiểu hành tinh Chicxulub, thảm họa xóa sổ khủng long, nên cũng có khả năng sống sót khá cao nếu thảm họa toàn cầu tiếp theo xảy ra.
Một phần nguyên nhân thành công của gián nằm ở kích thước cơ thể cũng như thói quen ăn uống. Loại côn trùng thân dẹt này có thể lách vào những kẽ hở nhỏ mà sinh vật khác không thể để tới nơi trú ẩn an toàn, kể cả trong lòng đất. Ngoài ra, thay vì dựa vào một nguồn thực phẩm, chúng gần như ăn mọi thứ, bao gồm những thứ thường không được coi là thực phẩm. Gián cũng có khả năng kháng độc xuất sắc, ví dụ như các loại thuốc diệt côn trùng, khiến chúng trở thành một trong những sinh vật khó loại bỏ nhất.
Kền kền
Tùy vào các điều kiện trong thảm họa toàn cầu, một số động vật thậm chí sẽ hưởng lợi. Ví dụ, kền kền có thể sống sót sau thảm họa xác sống (zombie). Với rất nhiều xác sống xung quanh, chúng thậm chí có thể phát triển mạnh. Kền kền cũng sở hữu chiếc dạ dày tiến hóa đặc biệt với loại axit có khả năng tiêu hóa cả những vi khuẩn "khó xơi".
Cá mập
Đại dương có đủ loại sinh vật với vẻ ngoài khác thường và khả năng thích nghi đặc biệt với cuộc sống trong bóng tối và áp suất lớn. Một thảm họa toàn cầu có thể mang đến nhiều vấn đề cho đại dương, ví dụ như axit hóa hoặc mực nước biển dâng cao, nhưng một số sinh vật biển vẫn sẽ sống sót.
Cá mập Greenland có tuổi thọ cực kỳ cao, một số cá thể thậm chí sống tới hơn 400 năm. Chúng đã sống sót qua cả cả hai cuộc chiến tranh thế giới lẫn các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Cá mập hiện diện trên Trái Đất từ trước khi có cây gỗ và trước khi sao Thổ có vành đai, nên rất có thể ít nhất một trong số 500 loài cá mập sẽ vượt qua được thảm họa toàn cầu.
Chim cánh cụt hoàng đế
Chim cánh cụt hoàng đế có thể sống sót trong những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt nhất ở châu Nam Cực lạnh giá, bao gồm tốc độ gió 200 km/h và mức nhiệt - 50 độ C. Chúng cũng có thể chịu đựng hàng tuần mà không cần ăn nhờ vào lượng mỡ dự trữ. Chúng cũng sống ở những khu vực xa xôi nhất hành tinh, do đó có thể tránh được các dịch bệnh lây lan.
Việc chọn những con vật kích thước lớn hơn để đưa vào danh sách rất khó khăn. Nhiều loài đã tiến hóa để thích nghi đặc biệt với môi trường nhất định và sẽ không thể tồn tại khi môi trường sống bị thảm họa toàn cầu làm thay đổi. Ví dụ, gấu có thể ngủ suốt mùa đông nhưng vẫn cần rất nhiều thức ăn để tồn tại khi thức dậy.
Thu Thảo (Theo IFL Science)
Đà Nẵng xác định thanh niên là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong chuyển đổi số. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên tham...
Vào những năm 1960, nhiều di tích văn hóa quý giá được khai quật ở nhiều nơi. Hầu hết các di tích văn hóa này là do người nông dân vô tình phát hiện khi họ đang làm việc. Bảo tàng Hắc Long Giang cũng trưng bày di tích văn hóa được tìm thấy trong tình huống tương tự. Tuy nhiên, quá trình phát hiện ra món bảo vật này rất thú vị. Năm 1965, lão nông họ Phí muốn sửa lại chuồng lợn nhưng không có vật liệu nên chạy tới chỗ chân tường Thành Nam tìm...
Số vụ tai nạn trung bình hằng tháng liên quan đến xe scooter điện đã tăng gấp 6 lần ở Nhật Bản, sau khi nước này nới lỏng các quy định.
Ngày 25-2, Lễ hội Mô tô Việt Nam - Bình Thuận 2023 quy tụ hơn 2.500 chiếc khai mạc tại Khu du lịch Bàu Trắng U & Me, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.
UBND TP.HCM vừa có quyết định thành lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
Cheo cheo (Tragulus kanchil) là loài sống đơn độc tại các khu rừng hoang, khi gặp kẻ thù sẽ nhảy trốn rất nhanh. Chúng có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã phân tích hơn 500 mẫu sinh vật biển để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu lipid sinh vật biển đầu tiên cho Việt Nam.
Máy điện phân lớn nhất từng sản xuất tại Tây Ban Nha có công suất 500 kW, có thể sản xuất hydro bằng điện từ các trang trại gió.
Ngày 13.1, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và đoàn lãmh đạo cấp cao đã đến thăm Tổ hợp Nhà...