Những đôi mắt canh vịnh Bắc Bộ

05:45 04/03/2025

Trước ngày bão Yagi đổ bộ 48 tiếng, toàn bộ radar cảnh giới bờ của Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân đặt trên các điểm cao từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh mở sóng 24/24h.

Khí tài radar phân tán trên các trạm rà quét vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận Vùng 1 Hải quân quản lý, kiểm tra số lượng tàu thuyền còn chưa kịp về bờ. Thông tin từ Trung đoàn báo về Sở Chỉ huy Vùng 1 nhằm chỉ thị mục tiêu cho lực lượng biên phòng bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú.

"Các trạm khi đó không còn chia phiên như ngày thường mà trực 24/24h", thượng tá Đào Xuân Nhung, Trung đoàn trưởng Radar 151 nhớ rõ nhiệm vụ nửa năm trước khi bão mạnh nhất 30 năm đổ bộ Quảng Ninh- Hải Phòng.

Ông cùng đồng đội trong trạng thái trực chiến không rời Trung tâm Chỉ huy điều khiển đặt tại Hải Phòng. Toàn bộ máy radar vẫn hoạt động ngay cả khi gió bão giật cấp 17 áp sát đất liền, hoàn lưu ảnh hưởng toàn miền Bắc. Cho đến 16h ngày 9/9, các kíp radar mới trở về ca trực bình thường khi bão đã tan hơn một ngày. Nhiệm vụ lúc này chuyển trọng tâm quan sát mục tiêu, đặc biệt tàu bè gặp sự cố và các lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn.

Vùng 1 Hải quân quản lý, bảo vệ vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh cùng các đảo chủ quyền trong vịnh Bắc Bộ. Vùng quản lý đến đâu, radar Trung đoàn 151 rà quét bảo vệ hải phận và không phận tầng thấp của Việt Nam đến đó.

Các trạm radar đặt trên điểm cao phân tán từ đảo Trần (Quảng Ninh) đến Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) như những đôi mắt canh vịnh, bảo vệ đường biên giới biển phía Bắc của Tổ quốc. Hệ thống radar cùng khí tài quang học rà quét mục tiêu, báo cáo trực tiếp về Sở chỉ huy kịp xử lý khi có tình huống. Ngoài quan sát di biến động tàu thuyền, ngăn chặn xâm phạm lãnh hải lẫn hoạt động đánh bắt trái phép, buôn lậu, cứu hộ cứu nạn là nhiệm vụ thường xuyên.

Các trạm radar Vùng 1 mang nhiều đặc thù so với những khu vực khác do địa hình cánh cung vùng Đông Bắc. Đài quan sát thường đặt trên điểm cao, chia thành hai vị trí A và B. Phần lớn các trạm không có đường cơ động lên tận nơi mà phải đi bộ, leo núi, băng rừng.

Thượng tá hải quân nhớ mùa hè năm 2008 nhận quyết định giữ vị trí Trạm trưởng Radar 485 đóng tại đảo Trà Bản, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - nơi cách đất liền 25 hải lý. Một trong những đảo gần bờ, cùng một số đảo trong vịnh Bái Tử Long tạo thành tấm khiên che chắn ngoài khơi hải phận phía Bắc. Khí tài radar được đặt trên đỉnh Nàng Tiên 445 m, điểm cao nhất vịnh Bắc Bộ.

Nhảy lên cầu cảng là một đoạn bêtông ngắn, anh Nhung xốc balo quân trang đi bộ từ bến về nhà chỉ huy Trạm 485 - một dãy cấp bốn chơ vơ dưới chân núi, không có tường rào gọi là khu B. Khí tài radar được đặt tại khu A trên đỉnh núi Nàng Tiên 445 m - điểm cao nhất vịnh Bắc Bộ. Lên tới đây phải đi bộ 7 km đường núi, qua nhiều đoạn dốc cao 45 độ. Mỗi tuần hai lần, bộ đội thay phiên nhau gùi đồ ăn lên núi và thay ca trực. Cách đất liền chỉ 25 hải lý, nhưng anh em tự túc nhu yếu phẩm từ rau xanh, nuôi lợn, thả cá, chỉ xăng dầu, trang thiết bị mới phải chờ từ đất liền ra.

Người lên trạm, xuống núi thường gặp nhau ở gốc đa đổ dọc đường. Cây đa cổ thụ ba người ôm đổ gục nửa thân sau một trận bão, gốc còn nguyên vẹn. Người xuống đôi lúc dặn dò người lên những việc cần làm của một tuần tới. "Cái cây ngoài bóng mát dừng chân còn là nơi chứng kiến nhiều chuyện vui buồn, anh em san sẻ những ngày gian khó với nhau", thượng tá Nhung kể, ví khu A trên đỉnh núi "như một lặng lẽ Sa Pa trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long" bởi tám tháng trong năm chỉ toàn sương mù. Những hôm trời hanh, nắng ấm, cuộc sống mới có chút sinh khí.

Nếu phương Nam chia hai mùa mưa và khô rõ rệt, thì lính radar vùng Đông Bắc chia mùa bão và không bão do phần lớn áp thấp, bão quét qua vịnh. Mùa hè nắng gắt nhưng độ ẩm vẫn lên tới 80% ảnh hưởng tầm nhìn, quan sát lẫn bảo dưỡng khí tài. Quang điện tử những ngày sương mù đậm đặc, mưa bão thường bị hạn chế do khó xác định rõ mục tiêu, nhưng máy radar vẫn hoạt động bình thường. Bộ đội khi ấy phải tăng ca kíp, quản lý tốt quỹ đạo mục tiêu để cảnh báo sớm. Những ngày giáp Tết, tinh thần cảnh giác luôn trong trạng thái cao độ.

Đảo Trà Bản trước năm 2014 chưa có điện lưới, sinh hoạt của bộ đội dựa vào đèn dầu, nến và máy nổ. Chiếc máy nổ chạy dầu phát điện theo ca cho khí tài radar, thông tin hoạt động. Sau chương trình thời sự 19h, điện tắt, bộ đội chuyển sang sinh hoạt bằng đèn dầu, thắp nến, họp chi bộ dùng đèn măng xông. Trung đoàn trưởng vẫn nhớ mỗi lần bão đổ bộ, bụi trần nhà rơi lạo xạo. Bộ đội ngồi ăn cơm trên tầng một của chiếc giường hai tầng để tránh ngói rơi vào đầu.

Trong những năm tháng ấy, phiên trực của thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thế Hoằng, Trưởng ngành trạm nguồn điện Trạm 485, có khi bắt đầu từ 2h sáng để cấp điện cho đồng đội trên khu A làm nhiệm vụ. Điện sinh hoạt có thể thiếu nhưng điện cho radar, thông tin hoạt động thì không.

Chiếc máy nổ "đời cổ 1972" chạy dầu, động cơ "chạy bằng cơm" chỉ hoạt động bằng cần trục quay tay. Có hôm quay đến lần thứ ba chưa nổ, anh Hoằng mướt mồ hôi đứng thở lấy sức, đồng đội trên đỉnh núi tưởng ngủ quên vội đánh điện về. Anh vội vàng khởi động lại thêm vài lần, máy mới chịu nổ. Mùa biển động hay khi trực chiến đấu, cuối năm, máy phát điện xình xịch thông đêm, bộ đội trạm nguồn cũng thay ca trực thức tới sáng.

Năm 2014, Bản Sen hòa điện lưới quốc gia, chiếc máy nổ chạy dầu được xếp vào kho dự phòng. Công việc của anh Hoằng nhàn hơn kể cả khi mất điện, chỉ cần đề nhẹ máy phát là có nguồn thay thế. "Cuộc sống tiến lên từng ngày, đỡ vất vả hơn lại thấy thiếu thứ gì đó", anh cười, kể những ngày đầu thường tỉnh giấc lúc 2h theo ca trực cũ, mất gần ba tháng mới quen nhịp sinh học mới. Công việc thầm lặng, nhưng anh tự hào "chưa bao giờ để đồng đội thiếu điện làm nhiệm vụ".

17 năm kể từ lần đầu thượng tá Đào Xuân Nhung đặt chân lên Trà Bản, cái nhà cấp bốn chơ vơ dưới chân núi được thay thế bằng hai dãy nhà cao tầng, nhà ăn, khu sinh hoạt riêng cho bộ đội. Radar tầm trung do quân đội tự sản xuất có thể phủ sóng quan sát tới hơn trăm hải lý thay cho những chiếc máy tuổi đời 1959 do Liên Xô tài trợ. Gốc đa đổ vẫn hiện diện trên cung đường những người lính Trạm 485 gùi đồ lên xuống mỗi tuần.

Trung đoàn trưởng cho hay mỗi ngày sáu phiên trực với quân số không đổi, nhưng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, thời tiết càng bất thường. Bộ đội radar vì thế càng phải huấn luyện làm chủ trang thiết bị, nâng cao trình độ số hóa, tăng chất lượng làm nhiệm vụ trong mỗi ca trực, "không để Tổ quốc bị động, bất ngờ từ hướng biển".

Hoàng Phương

Có thể bạn quan tâm
Lịch cúp điện ở Tây Ninh ngày 23 và 24.3

Lịch cúp điện ở Tây Ninh ngày 23 và 24.3

17:00 22/03/2025

Tây Ninh - Lịch cúp điện (cắt điện) dự kiến ngày 23 và 24.3 tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, theo Điện lực Tây Ninh.

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

16:45 22/03/2025

TPHCM - Hội nghị triển khai Tháng Công nhân lần thứ 17 với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” do LĐLĐ THCM tổ...

Xác minh clip tài xế xe công nghệ đánh nhau với bảo vệ nhà ga metro số 1

Xác minh clip tài xế xe công nghệ đánh nhau với bảo vệ nhà ga metro số 1

15:45 22/03/2025

Mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại cảnh bảo vệ nhà ga metro số 1 và tài xế xe ôm công nghệ đánh nhau tới tấp.

Hơn 2.000 học sinh Đà Nẵng hào hứng trải nghiệm Robot và lập trình cơ bản

Hơn 2.000 học sinh Đà Nẵng hào hứng trải nghiệm Robot và lập trình cơ bản

13:00 22/03/2025

Sáng 22/3, hơn 2.000 học sinh đến từ các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hào hứng tham gia, trải nghiệm robot và lập trình cơ bản, tham quan không gian trưng bày sản phẩm trong ngày hội STEM cấp tiểu học năm học 2025.

TP.HCM - Bà Rịa Vũng Tàu giáp ranh nhưng chưa có đường, nếu sáp nhập giải bài toán đường bộ ra sao?

TP.HCM - Bà Rịa Vũng Tàu giáp ranh nhưng chưa có đường, nếu sáp nhập giải bài toán đường bộ ra sao?

12:45 22/03/2025

Hiện nay TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có đường bộ kết nối, muốn đi phải 'quá cảnh' Đồng Nai. Bài toán sẽ được giải ra sao thời gian tới?

Người thân của học viên hai trường Hải quân được hưởng ưu đãi gì?

Người thân của học viên hai trường Hải quân được hưởng ưu đãi gì?

19:45 21/03/2025

Theo Quân chủng Hải quân, học viên Học viện Hải quân và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân được hưởng các chế độ ưu đãi như có tiền phụ cấp hàng tháng và không phải đóng học phí; bố, mẹ, vợ, con của học viên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thân nhân để khám chữa bệnh theo quy định.

Bộ trưởng Nội vụ: Dự kiến hoàn thành sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/8

Bộ trưởng Nội vụ: Dự kiến hoàn thành sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/8

12:45 21/03/2025

Thông tin trên được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo), sáng 18/3. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh là tập trung triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương...

Thanh niên Hòa Bình chém hàng xóm vì mâu thuẫn nhặt bóng

Thanh niên Hòa Bình chém hàng xóm vì mâu thuẫn nhặt bóng

12:45 21/03/2025

Hòa Bình - Ngày 20.3, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam đối tượng dùng dao chém hàng xóm do...

Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

12:45 21/03/2025

Ngày 20.3, tại Hội nghị tổng kết Khối Thi đua các tổ chức Chính trị - xã hội, các tổ chức Liên hiệp năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam được bầu làm Khối phó.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới