Tại trại giam Yên Hạ (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) là nơi cải tạo của hầu hết phạm nhân vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy với đa số là người dân tộc thiểu số. Có những người đã ở dốc bên kia cuộc đời vẫn chưa một lần biết đọc, biết viết. Trước thực tế đó, Trại giam đã mở những lớp học xóa mù chữ cho phạm nhân.
67 tuổi, biết viết con chữ đầu tiên
Phía sau cánh cổng song sắt của trại giam Yên Hạ, giữa lòng phố núi Phù Yên (Sơn La) bên dòng suối Tấc hiền hòa, hơn 10 năm nay, vẫn đều đều vang lên tiếng đánh vần từng con chữ, phát ra từ lớp học trung tâm hội trường của trại giam.
Vừa tập đọc bằng giọng phổ thông lơ lớ tiếng đồng bào H’Mông, phạm nhân Thào A Súa (69 tuổi, đang chấp hành án tù có thời hạn về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy”) vừa nheo mắt qua cặp kính lão, lần từng chữ trên quyển sách mới mượn được từ thư viện của trại.
Sinh ra và lớn lên ở bản người H’Mông heo hút của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, từ nhỏ, ông chỉ biết lên rừng tra lúa, trồng ngô, chưa một ngày được cắp sách đến trường. Chính vì không biết chữ, nên dù đã lên chức ông nội, ông Súa vẫn bị các đối tượng xấu lôi kéo, rủ rê rồi phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. “Khi mới vào trại, cán bộ bảo mình viết tên tuổi, quê quán nhưng mình không biết viết vì mình không biết chữ. Lúc đó vừa hối hận, vừa ngại” - vừa nói, phạm nhân này vừa đưa tay gỡ cặp kính lão, mắt nhìn xa xăm.
Thấu hiểu hoàn cảnh phạm nhân đã có tuổi, ban giám thị đã tạo điều kiện cho ông được tham gia lớp xóa mù chữ của trại. Sau mấy tháng được dạy bài bản, đến nay, người đàn ông này đã tự đọc được các tài liệu, sách, báo mượn ở thư viện và viết thư về cho vợ con.
Gặp lại phạm nhân Sùng A Páo (SN 1993, trú tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) trong một ngày nắng oi ả, Páo khoe đã biết viết thư về cho mẹ và các con.
Nhìn ánh mắt của chàng trai người H’Mông vui như một đứa trẻ khi tự tay nắn nót từng con chữ trên lá thư viết gửi con, trong lòng chúng tôi và những quản giáo tại trại giam trên phố núi không khỏi xúc động.
Lúc mới bị bắt A Páo khóc suốt đêm, không biết các con ở nhà có biết tự bảo ban nhau ăn uống không. Biết chuyện của A Páo, tháng 9.2022, Ban Giám thị và Hội đồng cán bộ trại giam Yên Hạ đã động viên tinh thần, rồi tạo điều kiện để anh tham gia lớp “Xóa mù chữ”. “Bây giờ em viết thư về cho các con nhiều lắm, lúc nào các cháu cũng động viên bố cải tạo tốt để sớm trở về”, phạm nhân này tâm sự.
Con chữ thức tỉnh lương tri
Phạm nhân Hồ Bảo Vân đưa tập thư và hình ảnh của người mẹ ruột ở quê nhà khoe với phóng viên: “Thư mẹ mình viết gửi cho mình đó, từ khi biết chữ, mình thường xuyên viết thư hỏi thăm mẹ. Mình biết chữ, biết viết thư, mẹ vui lắm”.
Vân kể, anh sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em, bố mất sớm, mọi gánh nặng dồn cả lên vai người mẹ gày gò, ốm yếu. Cũng vì cuộc sống vất vả, không được đi học như bạn bè cùng trang lứa nên anh cùng đám bạn bè lêu lổng, lang bạt khắp các tỉnh thành kiếm sống. Trong một cuộc mâu thuẫn, Vân đã đánh tử vong một người trong quán nhậu ở Vũng Tàu.
Cái giá phải trả cho phút ngông cuồng của chàng trai trẻ là án chung thân. Chấp hành án tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), năm 2013, sau 7 năm thụ án, không nghiêm túc cải tạo, Vân tham gia vào một vụ gây rối trong trại nên bị chuyển ra Trại giam Yên Hạ.
“Trước chỉ biết sửa xe máy, đi đánh nhau, lần đầu cầm bút viết ngượng tay lắm chứ. Không biết làm sao để viết đẹp như người ta, khó tả lắm. Nhưng cô giáo và cán bộ luôn động viên, uốn nắn từng nét một” - Vân tâm sự.
Cũng chính vì biết chữ, được đọc sách, nhận thức được hành vi, nên từ một phạm nhân cộm cán phải chuyển trại từ Nam ra Bắc, nay Hồ Bảo Vân đã trở thành một tấm gương sáng về cải tạo tốt đồng thời được giảm án từ chung thân xuống còn 30 năm và đang được xem xét giảm tiếp. Mới đây, phạm nhân này đã được chuyển về cải tạo tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).
Trung tá Nguyễn Chi An - Đội trưởng Đội Giáo dục, Trại giam Yên Hạ cho biết: “Các phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam Yên Hạ có đến hơn 80% là người dân tộc thiểu số, tỉ lệ mù chữ khá cao nên ban giám thị đã phối hợp với Phòng GDĐT huyện Phù Yên tổ chức lớp học xóa mù cho các phạm nhân. Giáo trình được Phòng GDĐT huyện cung cấp theo chuẩn của Bộ GDĐT”.
Theo Trung tá An, mỗi năm, đơn vị tổ chức 2 lớp xóa mù chữ, mỗi lớp 35 phạm nhân, thời gian học kéo dài 11 tháng. Tính đến thời điểm hiện nay, lớp xóa mù đã dạy chữ cho gần 900 lượt phạm nhân. Các phạm nhân này đã biết đọc, biết viết cơ bản.
Bộ kêu gọi ngư dân tiếp tục bám biển, đánh bắt bình thường và tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển.
Ngay sau sự cố gãy nhánh cây xanh tại công viên Tao Đàn làm 2 người tử vong, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo kiểm tra toàn diện cây xanh công cộng.
Sáng 20/8, trả lời PV VTC News, Thượng tá Dương Quang Tùng - Trưởng Công an huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh cho biết, vừa xảy ra vụ tai nạn khiến nam thanh niên tử vong. “Ban đầu chúng tôi nghi là án mạng. Nhưng sau khi trích xuất camera, cho thấy nạn nhân đã đâm vào cây bên đường, văng ra khỏi xe, dẫn đến tử vong”, Trưởng công an huyện thông tin thêm. Trước đó, khoảng 5h30 sáng cùng ngày, người dân tại Thị trấn Lộc Hà phát hiện thi thể nam thanh niên nằm...
Chiều 14/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima (Peru), nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp đoàn Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC.
Theo Kiểm lâm Bình Phước, sau khi xuất hiện, voi rừng đã phá 12 bụi chuối, 1 cây mít và 3 cây đu đủ của người dân trồng cạnh chòi và hai bên đường dân sinh.
Anh Nguyễn Văn Thạo (xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được xem là một kỳ nhân khắc mộc bản vùng đất Kinh Bắc. Nhiều năm qua, anh chuyên tâm với niềm đam mê khắc mộc bản, với mong muốn giữ lại những giá trị người xưa để lại.
Khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) những ngày qua lại ồn ào với việc nước sinh hoạt không đảm bảo. 23 tòa chung cư với hàng chục nghìn cư dân 'cực chẳng đã' phải căng băng rôn đòi quyền lợi được dùng nước sạch.
Tại cơ quan công an, bước đầu hai người đàn ông trong nhóm chặn xe, đánh tài xế trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khai nhận do xin vượt xe bất thành nên xảy ra ẩu đả.
Công trình xây dựng Nhà văn hóa huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) bất ngờ bị đổ sập giàn giáo khiến 2 người bị thương.