Nhớ người đặt tên cho phố

06:50 09/06/2024

TP - Họ đều là người tài nước Nam mình, có lòng với quốc gia, dân tộc…

Lần ghé Bạc Liêu. Đêm lai rai với bạn nhậu kiêm bạn viết rổn rảng ly chén cùng xôm tụ nhiều chuyện lạ lần đầu được nghe. Về cái đêm nhạc sĩ Cao Văn Lầu nổi hứng viết bản Dạ Cổ Hoài Lang. Chuyện cái máy bay độc nhất vô nhị một thuở một thời của Hắc Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy…

Tôi như sực tỉnh khi đám viết nhắc đến một nhân vật lạ. Hình như nghe lần đầu, nhà thơ Tố Phang người Bạc Liêu.

Sực tỉnh và giật mình!

Bởi năm xa ấy nhờ chuyện của nhà văn Tô Hoài mà tôi có bài viết về nữ sĩ Vân Đài, vốn là bạn thân của nhà văn. Trong câu chuyện có chi tiết, thuở ấy trên Tạp chí Nam Phong đăng 10 bài thơ có tên Khuê phụ thán nổi tiếng của thi sĩ đất Thần kinh Thượng Tân Thị. Bài thơ nổi tiếng đến nỗi, nói như Tô Hoài hàng chục năm sau chỉ có 3 người “dám” họa lại Khuê phụ thán mà thôi!

Ba người ấy, theo Tô Hoài, người thứ nhất là vua Thành Thái, thứ hai là nữ sĩ Vân Đài và một người nữa ở phương Nam nhưng nhà văn không nhớ tên!

Chèng đéc, trời đất ơi - thốt theo khẩu ngữ ngạc nhiên của dân Nam Bộ - cứ như cánh nhậu đêm Bạc Liêu - mấy người tinh rành chữ nghĩa, văn chương thơ phú kể cho nghe tường tận thì cái người mà nhà văn Tô Hoài đã quên bẵng đi ấy là nhà thơ Tố Phang, tên thật là Ngô Văn Phát, quê ở huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu.

Tôi đã giắt chút vốn nghe lỏm ấy về lại Sài Gòn tò mò mè nheo thêm mấy lão viết lách biên khảo.

Tiền Phong GS Tố Phang Ngô Văn Phát 1

GS Tố Phang Ngô Văn Phát

Chuyện kể những cuộc thăm, gặp thì dài… Mà có biên ra thì thấy mắc cỡ cho cái sự học hành cũng như việc đọc hơi bị lỗ mỗ, trớt quớt của mình.

Hồi ấy nghe cụ Tô Hoài nói vậy thì cũng chỉ biết vậy. Vị thi sĩ có tên là lạ Thượng Tân Thị đất Huế xứ Thần kinh, tác giả 10 bài thơ Khuê phụ thán trên Nam Phong Tạp chí (số tháng 3/1919) ấy qua “tầm nã, hỏi han” mới hay tên thật là Phan Quốc Quang (1878 -1966), tự Hương Thanh, biệt hiệu: Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị.

Còn người họa lại 10 bài thơ của Thượng Thân Thị ấy như trên đã nói là nhà thơ kiêm nghiên cứu phê bình là Tố Phang Ngô Văn Phát. Phải gọi Ngô Văn Phát là học giả mới xứng bởi những trước tác nổi trội của ông.

Ngô Văn Phát sinh trong một gia đình có học, thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà với cha, tục ngữ, ca dao với mẹ. Học xong bậc tiểu học tại quê nhà, ông lên Sài Gòn học tiếp và đậu bằng Thành Chung rồi vào học ngạch Họa đồ và ra làm việc ở ngành Công chánh.

Ngô Văn Phát có khiếu và sớm yêu thích văn chương thơ phú. Năm 14 tuổi, cậu bé Phát đã có thơ gởi đăng thường xuyên ở báo Phụ nữ Tân văn từ năm 1928 đến năm 1935. Mới 19 tuổi, ông đã gây tiếng vang trong làng văn với 10 bài thơ họa lại 10 bài Khuê phụ thán của nhà thơ Thượng Tân Thị như đã kể trên.

Năm 1957, Công trình “Khảo cứu về Sài Gòn” của Ngô Văn Phát được đăng vào bộ tự điển của Hội Từ điển Bách khoa London. Năm 1964, tại Paris, quyển “Ca dao giảng luận” của ông được lược trình và bình luận trong bộ sách của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Cùng trong năm này, cơ quan Nghiên cứu Việt học của trường Đại học Sorbonne tại Paris (Pháp) mời nhà thơ Tố Phang Ngô Văn Phát tham gia Dự án Nguyễn Du chuẩn bị cho cuộc lễ Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (1965). Ông có thiên khảo luận “Nguyễn Du với thể dân ca” và được đăng vào bộ sách (Tạp luận về Nguyễn Du) do Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp xuất bản năm 1966.

Ngô Văn Phát đã nhận được 6 giải thưởng văn chương, được mời dạy môn Việt văn tại các trường: Pétrus Ký (Sài Gòn), GS thỉnh giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa (Sài Gòn), Đại học Sư phạm Huế, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Cần Thơ…

Một dịp thuận, sẽ có dịp trưng thêm cái tài cái tình của Ngô Văn Phát trong công trình “họa” lại 10 bài thơ của Thượng Tân Thị và những đóng góp của ông về nghiên cứu văn chương. Trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến một cái tài khác của Tố Phang Ngô Văn Phát.

***

… Tôi đang cố tưởng tượng thời điểm năm 1956, người của chính quyền Ngô Đình Diệm đã tìm đến ông Ngô Văn Phát Trưởng phòng Họa đồ của Ty Kỹ thuật Sài Gòn. Một yêu cầu cấp bách là Ty Kỹ thuật phải khẩn trương thay thế hết các tên đường tiếng Pháp bằng tiếng Việt.

Tiền Phong 1
Tiền Phong Đường Trần Hưng Đạo Quận 1 Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay 1

Đường Trần Hưng Đạo Quận 1 Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay

Trưởng phòng Ngô Văn Phát đã nhã nhặn đề nghị xin cho 3 tháng.

…Đến thời điểm này, người ta tính đếm khoảng hơn 80% tên đường của thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại cái tên gọi cũ từ “thời” Ngô Văn Phát.

Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương và Bến Hàm Tử. Tên được đặt như sự xiển dương các trận thuỷ chiến trong lịch sử chống quân Nguyên Mông. Tại Bến Bạch Đằng lớn nhất, thì có ở đó bức tượng của vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ tay ra bờ sông. Và bên kia sông là Bến Vân Đồn ghi tên trận thuỷ chiến của danh tướng Trần Khánh Dư.

Từ cầu Ông Lãnh đổ xuống, đi trên đường Nguyễn Thái Học, ta sẽ gặp đường Cô Giang, phu nhân Nguyễn Thái Học. Song song với đường Cô Giang là đường Cô Bắc - Nguyễn Thị Bắc, chị ruột của Cô Giang. Cả hai đều là những yếu nhân của phong trào đấu tranh yêu nước do Nguyễn Thái Học khởi xướng.

Đường Phan Thanh Giản, sau 1975 tên mới là Điện Biên Phủ Có lẽ sự tinh tế của người đặt tên đường năm 1956 vẫn gợi được tên của vị đại thần nhà Nguyễn? Đó là 2 con đường mang tên 2 người con của Phan Thanh Giản - Phan Liêm, Phan Tôn. Hai con đường ngắn, nhỏ, đặt song song, như vẫn bên cạnh hầu hạ người cha oan khuất.

Gia Long, đối thủ không đội trời chung là Nguyễn Huệ có sự nghiệp thể hiện qua tên đường của Ngô Văn Phát. Đường Gia Long (sau 1975 tên mới là Lý Tự Trọng) tuy hẹp nhưng dài, đường Nguyễn Huệ tuy to, nhưng ngắn, như số phận của vị anh hùng dân tộc đánh đông dẹp bắc, công tích rực rỡ mà tuổi thọ ngắn ngủi.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà đường Lê Lai nhỏ nằm cạnh đường Lê Lợi lớn, đường Sư Vạn Hạnh âm thầm nối gót cho đường Lý Thái Tổ, giúp rập Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Khu vực người Hoa chợ Lớn mang tên những vị hiền triết của Trung Hoa. Những Trang Tử, Khổng Tử hay các vị người Hoa đã có công mở cõi như Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích… Còn ở Quận 1 ta thấy Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Trương Công Định… các vị khởi nghĩa chống Pháp cạnh nhau. Các vị nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương khéo làm sao cũng ở bên nhau. Cách đó một khúc lại là cụm Bùi Thị Xuân, Huyền Trân Công Chúa và Sương Nguyệt Anh. Trong khi những vị trạng nguyên như Lê Quý Đôn, Phùng Khắc Khoan, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi là các con đường song song bàn cờ. Và hai danh nhân góp phần xây dựng nên chữ Quốc Ngữ là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes thì lại song song nhau bên cạnh.

Mạn phía bến xe miền Tây vấn vương thuở lập quốc. Đầu tiên là Hồng Bàng. Kế đó là Kinh Dương Vương, Hùng Vương, rồi An Dương Vương. Xa chút những Triệu Quang Phục, Bà Triệu. Đường Triệu Đà bây giờ tên mới là đường Ngô Quyền. Tên đường như sự chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc của Tiền Ngô Vương. Không còn đườngTriệu Đà, nhưng ta sẽ gặp đường Lữ Gia, vị tể tướng người Xứ Thanh thời Triệu Đà.

Viết đến đây, tôi lại giật mình nghĩ đến cụ Tô Hoài. Năm xa ấy, theo gợi ý của nhà văn Tô Hoài, tôi đã tìm ngôi nhà ở ngõ Tức Mặc gần ga Hàng Cỏ để ngồi với tiến sĩ sử học Dương Lan Hải, con dâu cụ Trần Văn Lai.

Trần Văn Lai sinh 1894 trong một gia đình làm nghề khảm trai có tiếng ở Hà Nội, nhưng ông theo học ngành y và về sau trở thành một bác sĩ tài năng ở nhà thương Phủ Doãn. Do những hoạt động chống Pháp, ông bị Pháp giam giữ ở nhà tù Sơn La, nhà tù Hỏa Lò.

Tiền Phong BS Trần Văn Lai 1

BS Trần Văn Lai

Ngày 20 tháng 7 năm 1945, sau khi đảo chính Pháp, Nhật giao việc quản lý hành chính các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho Chính phủ Trần Trọng Kim. Bác sĩ Trần Văn Lai được mời làm Đốc lý Hà Nội, chức vụ tương đương với Đô trưởng.

Nhận nhiệm kỳ từ 20/7 và kết thúc khi Cách mạng tháng 8 bùng nổ, ông là Đô trưởng (Đốc lý) đầu tiên và duy nhất của thành phố Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim.

Điều kỳ diệu là trong một tháng cầm quyền ngắn ngủi đó, ông đã làm được hai công việc vĩ đại. Dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ hành chính. Và thay tên cho hầu hết các địa danh phố phường Hà Nội.

Việc đầu tiên mà ông làm là cho giật đổ hầu hết tượng mà thực dân Pháp đã dựng ở Hà Nội: Tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam; tượng Sĩ Công Nông Thương ở vườn hoa Canh Nông (nay là vườn hoa Lê-Nin); tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Việc làm của ông đã được người Hà Nội yêu nước nhiệt tình hưởng ứng.

Tiền Phong Hình ảnh Paul Bert đứng xòe tay che chở cho người bản xứ với ý nghĩa An Nam nằm dưới sự bảo trợ của Pháp. Bức tượng thực dân này tồn tại từ 1890 đến 1945 đã bị giật đổ cùng với một số tượng khác do người Pháp xây dựng ở Hà Nội (Ảnh tư liệu của Viet Cuong Sarraut) 1

Hình ảnh Paul Bert đứng xòe tay che chở cho người bản xứ với ý nghĩa An Nam nằm dưới sự bảo trợ của Pháp. Bức tượng thực dân này tồn tại từ 1890 đến 1945 đã bị giật đổ cùng với một số tượng khác do người Pháp xây dựng ở Hà Nội (Ảnh tư liệu của Viet Cuong Sarraut)

Tiếp đó ông còn tiến hành đổi một loạt tên phố Hà Nội, trả lại cho các địa danh Hà Nội những giá trị lịch sử vốn có. Trước đó các phố Hà Nội đều mang tên Tây hoặc những người Việt có công với Tây. Nhưng khi lên cầm quyền, ông đã đổi hết toàn bộ. Tất tật những đại lộ mang tên Tây được đổi lại thành Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng, Đinh Tiên Hoàng… Riêng các con phố trong khu phố cổ mà tên tuổi gắn liền với các làng nghề đất kinh kỳ, đều được ông trả lại tên cũ thành những Hàng Đào, Hàng Khay, Hàng Ngang… một thuở.

Nhiều danh nhân trong sử Việt được đặt cho tên phố: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học…

Tầm nhìn của Trần Văn Lai đáng nể ở chỗ, những tên phố Hà Nội không lộn xộn như ở các thành phố khác mà đều được đặt một cách có hệ thống. Khu trung tâm quanh hồ Gươm là tên các vị vua Đinh, Lý, Lê. Xa hơn về phía đường Trần Hưng Đạo là khu vực của các danh tướng thời Trần. Ngay cả ngõ Tức Mạc (nằm trên đường Hưng Đạo, trước là ngõ Tân Hưng) cũng là lấy tên theo quê quán của dòng họ Trần. Dọc sông Hồng, thì những Vạn Kiếp, Bình Than, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là tên của những vị tướng và những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử.

… Cụ Trần Văn Lai mất năm 1975. Sau cuộc gặp với người con dâu cụ, tôi đã viết bài (năm 2000) “Về người đặt tên cho Quảng trường Ba Đình”. Có một việc thú vị, nhà văn Thái Vũ (Bùi Quang Đoài) tác giả Cờ nghĩa Ba Đình (2 tập, xuất bản từ những năm 1960) khi đọc bài báo mới biết cái tên Ba Đình do BS Trần Văn Lai đặt.

BS Trần Văn Lai. Nhà thơ kiêm học giả Ngô Văn Phát. Người tài nước Nam mình, có lòng với quốc gia, dân tộc thời nào cũng có.

Có thể bạn quan tâm
Lịch tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024

Lịch tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024

10:50 28/04/2024

Lễ 30/4, 1/5/2024, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ nhân dân và khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh các ngày 27/4, 28/4, 30/4 và 1/5, (thời gian từ 07 giờ 15 phút đến 11 giờ 00 phút).

Bắt giữ đối tượng chuyên đập kính ôtô đắt tiền, thực hiện hơn 20 vụ trộm cắp

Bắt giữ đối tượng chuyên đập kính ôtô đắt tiền, thực hiện hơn 20 vụ trộm cắp

20:00 28/02/2024

Cơ quan điều tra Công an huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ) đã bắt giữ Nguyễn Công Thái, là đối tượng nhiều lần thực hiện hành vi đập kính...

Giám định thương tật cháu bé bị bố đẻ quăng ra đường ở Thanh Hóa

Giám định thương tật cháu bé bị bố đẻ quăng ra đường ở Thanh Hóa

10:20 02/11/2023

Sáng 2/11, ông Cao Lương Ngọc - Chủ tịch UBND xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) cho biết, cơ quan chức năng đã đưa cháu bé bị bố đẻ đạp vào người, cầm hai chân ném ra đường đi giám định thương tật.

Ngại đầu tư nuôi trồng thủy sản vì lo vướng quy hoạch, bị thu hồi đất làm resort

Ngại đầu tư nuôi trồng thủy sản vì lo vướng quy hoạch, bị thu hồi đất làm resort

09:00 23/11/2023

Tại nhiều tỉnh thành, người dân ngại đầu tư nuôi trồng thủy sản vì lo những nơi đầu tư sẽ rơi vào khu vực quy hoạch, bị thu hồi để làm resort, khu phức hợp...

Khởi tố Giám đốc công ty gỗ xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai

Khởi tố Giám đốc công ty gỗ xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai

13:10 10/05/2024

Đồng Nai - Ngày 10.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm...

Lí do nồng độ cồn trong ngưỡng cho phép vẫn bị phạt

Lí do nồng độ cồn trong ngưỡng cho phép vẫn bị phạt

08:30 22/02/2023

TP - Không ít người căn cứ vào quy định của Bộ Y tế về nồng độ cồn trong máu để cho rằng khi nồng độ cồn trong ngưỡng 10.9 mmol/l sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế thông tin, kết quả có nồng độ cồn trong máu ở mức nhỏ hơn 10.9 mmol/l không đồng nghĩa với cách hiểu 'cho phép trong máu có cồn dưới 0,5023 mg/ml máu' hay 'coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể'.

Những người yêu rừng mà làm nghề gác kèo ong ở Hậu Giang

Những người yêu rừng mà làm nghề gác kèo ong ở Hậu Giang

11:30 17/04/2023

Nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (tỉnh Hậu Giang), từ năm 2021 đến nay, 56 hộ...

Giải cứu nam thanh niên nghi bị lừa sang nước ngoài để bán thận

Giải cứu nam thanh niên nghi bị lừa sang nước ngoài để bán thận

11:00 15/09/2023

Nhận được thông tin cầu cứu của một nam thanh niên người Việt Nam về việc bị lừa sang nước ngoài để bán thận, Biên phòng Quảng Trị đã phối...

Vì sao chưa vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch để ngăn mặn?

Vì sao chưa vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch để ngăn mặn?

11:40 12/04/2024

UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu vận hành cống âu thuyền Vàm Bà Lịch để ngăn mặn. Tuy nhiên, vì sao chủ đầu tư dự án này chưa vận hành cống?

Co loi xay ra
Co loi xay ra