Nhiều tỉnh thành yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) An Giang vừa ban hành công văn chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường.
Để kịp thời chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường, Sở GDĐT An Giang yêu cầu Trưởng phòng GDĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở triển khai lại các nội dung quy định trước đó cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn biết, thực hiện đúng quy định.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về hoạt động nuôi giữ, chăm sóc học sinh ngoài giờ học chính khóa; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An - cho biết, địa phương cũng đã quyết định tạm dừng việc liên kết dạy kỹ năng sống trong cơ sở giáo dục công lập, đồng thời rà soát các trung tâm, thẩm định chương trình dạy kỹ năng sống. Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh vẫn được các nhà trường triển khai thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm....
Người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Nghệ An cho rằng, quyết định nói trên nhằm chấn chỉnh những bất cập trong hoạt động liên kết tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian qua.
Ông Thành cho hay, Sở sẽ ban hành công văn hướng dẫn liên kết tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các cơ sở giáo dục; nêu rõ các nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn của trung tâm, cơ sở giáo dục, quy trình triển khai thực hiện. Đặc biệt là điều kiện tiêu chuẩn về giáo trình, tài liệu, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên.
Khi nào các trung tâm kỹ năng sống đảm bảo yêu cầu theo công văn hướng dẫn trên, sở mới thẩm định cho phép triển khai thực hiện vào nhà trường theo đúng quy trình.
Trước đó, hồi cuối tháng 7, Sở GDĐT tỉnh Phú Thọ đã ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm.
Theo đó, Sở GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức.
Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống).
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo trách nhiệm quản lý; thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý cán bộ, giáo viên đơn vị mình tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định về dạy thêm học thêm và các quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, tổ chức có chất lượng dạy và học chính khóa. Trực tiếp tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý.
Lao Động vừa có loạt bài phản ánh tình trạng các trường học ngang nhiên tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Chiêu trò của các trường là liên kết với các đơn vị, trung tâm bên ngoài, đưa các khoá học: Tiếng Anh tăng cường, Tiếng Anh liên kết, Tiếng Anh khoa học, Kỹ năng sống,... và yêu cầu phụ huynh đăng kí tham gia.
Điều đáng nói, những tiết học thêm này được sắp xếp xen kẽ vào thời khoá biểu chính thức, khiến phụ huynh dù không muốn cũng phải đăng kí cho con.
Tình trạng trên diễn ra tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phụ huynh phàn nàn về việc họ phải bỏ tiền hàng tháng để con học những giờ học "không hiệu quả".
Phụ huynh theo dõi các bài viết của Báo Lao Động về việc trường học ngang nhiên biến giờ dạy thêm thành giờ học chính khoá qua các bài viết:
- Hàng loạt lớp học thêm gắn mác tự nguyện, phụ huynh phải đóng phí chồng phí
- Hé lộ mức hoa hồng khủng chi cho các nhà trường từ dạy thêm
- Mô hình liên kết với trường học dạy thêm tiếng Anh đang thu bội tiền?
- Bất ngờ với lợi nhuận của ISMART - đối tác liên kết dạy tiếng Anh với 500 trường học
Ngày 8/3, khu vực nhà cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa (phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) xuất hiện nhiều ô tô biển xanh cùng cán bộ, chiến sĩ công an. Các lối dẫn vào nhà ông Khoa đều bị phong tỏa bởi lực lượng CSGT, cơ động. Ông Cao Khoa sinh năm 1954, quê quán xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông Khoa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014. Trong quá trình tham gia công tác, ông Khoa...
Một người nằm sát dải phân cách để nhặt đồ dưới rãnh, ở làn đường ôtô được phép chạy 100 km/h, hôm 9/1 tại nút giao Văn Bàn.
Từ 20 điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào các ngành Báo chí, Truyền thông năm 2023.
Hai đoàn tàu hỏa đã va chạm ở miền trung Hy Lạp cuối ngày 28-2 giờ địa phương, buộc các đội cứu hộ nhanh chóng sơ tán hành khách sau khi ít nhất hai toa tàu bốc cháy.
Ngày 12-5, lễ tiếp nhận và trao học bổng của 30 doanh nghiệp dành cho tân sinh viên 2024 được tổ chức tại Trường Đại học Gia Định (TP.HCM).
Vụ việc xảy ra vào khoảng 1h02 (giờ địa phương) tại một quán trọ được xây dựng kết cấu gạch và bê tông ở huyện trên. Đến khoảng 1h35 cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt.
Liên hợp quốc cần 375 triệu USD để viện trợ lương thực, thuốc men và các mặt hàng cứu trợ khác cho hàng triệu người chịu ảnh hưởng của bão Mocha vốn đã tàn phá nhiều khu vực ở Myanmar và Bangladesh.
Ông Nguyễn Thanh Long - cựu bộ trưởng Bộ Y tế, ông Chu Ngọc Anh - cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng 36 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó ông Long bị cáo buộc nhận hối lộ 2,25 triệu USD để giúp đỡ Việt Á kinh doanh kit test.
Ngày 15.6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng cho biết, số lượng thí sinh đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Đà Nẵng là...