Hà Nội - Các chủ trọ đồng loạt tăng giá nhà, giá dịch vụ trước thềm năm học mới khiến nhiều sinh viên đứng giữa hai lựa chọn, hoặc chấp nhận giá thuê tăng cao, hoặc dọn đồ rời khỏi nhà trọ.
Năm học mới đang đến rất gần, nhưng khác với tâm trạng háo hức mọi năm, giờ đây, hàng nghìn sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội lại khóc dở, mếu dở vì giá tiền thuê trọ, giá dịch vụ đột ngột tăng cao. Điều này khiến nhiều sinh viên lâm vào cảnh phải dọn đồ ra đi nếu không chấp nhận giá thuê do chủ trọ đưa ra.
Những ngày này, Nguyễn Thuỳ Dung (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cùng 2 bạn trọ phải đi khắp các ngõ ngách khu vực Cầu Giấy để tìm phòng trọ mới, sau khi chủ trọ cũ thông báo, 3 bạn sẽ phải rời đi vào cuối tháng 8 này.
Dung chia sẻ: "Mới đây, chúng em được chủ trọ thông báo hợp đồng thuê nhà sẽ kết thúc vào ngày 30.8 này. Nếu ở tiếp sẽ được gia hạn từ ngày 30.8.2023 - 30.8.2024. Tuy nhiên, sẽ có một số thay đổi như tiền nhà tăng từ 3 triệu đồng lên 3,3 triệu đồng/tháng, tiền nước tăng từ 25 nghìn đồng lên 30 nghìn đồng/m3".
Theo nữ sinh viên này, khi người thuê có thắc mắc về việc hợp đồng thuê nhà đến tháng 10 mới hết hạn thì nhận được câu trả lời rằng kể từ nay, nhà trọ sẽ chuyển thời gian gia hạn hợp đồng về tháng 8 cho dễ quản lý.
"Mấy ngày nay, bọn em có đi tìm phòng, nhưng giá cả cũng rất cao. Nếu phòng không khép kín mà đầy đủ tiện nghi thì giá khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nếu có thêm các thiết bị như tủ lạnh, tủ quần áo, bàn học thì giá dao động khoảng 4,2-5 triệu đồng/phòng/tháng tuỳ diện tích. Nếu phòng mới hoặc thêm gác lửng thì giá còn cao hơn nữa" - Dung nói thêm.
Cùng cảnh ngộ, bạn Bùi Thu Huyền (sinh viên Trường Học viện Thanh thiếu niên) cũng đang chật vật tranh thủ đi làm thêm để cố gắng trang trải chi phí thuê nhà, sinh hoạt và chuẩn bị cho năm học mới.
Huyền cho hay: "Tính từ thời điểm dịch bệnh kết thúc đến nay, khu trọ của em đã có 2 lần tăng giá. Giá thuê ban đầu là 2 triệu đồng/tháng, sau đó tăng lên 2,3 triệu và lần điều chỉnh vào tháng tới là 2,5 triệu đồng/tháng.
Chủ trọ thông báo tăng giá nhà, giá dịch vụ kèm theo câu nói không ở thì dọn đồ đi, để phòng cho người khác thuê. Bây giờ nếu không muốn bị đuổi thì chỉ còn cách chấp nhận giá thuê cao thôi".
Theo Thu Huyền, căn phòng rộng gần 20m2 của em đang có 2 người ở. Trung bình hàng tháng, nữ sinh viên cùng bạn trọ thường phải chi trả khoảng 3 - 3,2 triệu đồng/tháng cho tiền trọ và các loại phí dịch vụ bao gồm điện, nước, phí vệ sinh môi trường, điện công cộng, gửi xe...
Nếu áp dụng bảng giá điều chỉnh mới thì chúng mình có khả năng sẽ phải chi trả từ 3,6-3,9 triệu đồng/tháng. Chia ra mỗi người sẽ phải đóng khoảng 1,2 - 1,3 triệu đồng/tháng.
"Với những sinh viên như chúng em thì việc tăng giá trọ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, yêu cầu mình cần phải cắt giảm các khoản chi phí khác, thậm chí nhận thêm công việc ngoài giờ học để có thêm thu nhập trang trải mà không phải xin thêm bố mẹ" - Huyền cho hay.
Anh Nguyễn Quốc Bảo - nhân viên môi giới bất động sản cho hay, hằng năm, vào cuối tháng 8 đến hết tháng 9 là giai đoạn học sinh các trường đại học, cao đẳng quay trở lại trường sau thời gian nghỉ hè, chưa kể các bạn tân sinh viên nhập học. Chính vì thế, nhu cầu thuê nhà tăng cao, nhiều chủ nhà trọ lợi dụng cơ hội để tăng giá kiếm thêm lời.
Cùng với đó, phân khúc bất động sản cho thuê như căn hộ mini, chung cư, tập thể cũ có diện tích nhỏ được săn lùng nhiều nhất.
Theo chuyên trang Batdongsan.com.vn, tại Hà Nội, mức độ quan tâm ở thị trường bất động sản cho thuê đang có biến chuyển đáng chú ý.
Đặc biệt phân khúc chung cư có diện tích nhỏ, dưới 35m2 tiếp tục thu hút người thuê nhiều nhất khi mức độ quan tâm liên tục tăng qua các quý gần đây. Ngoài ra, nhà trọ, phòng trọ khép kín, giá hợp lý cũng đang được săn lùng.
Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại UAE tiếp tục khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của UAE, phối hợp điều tra làm rõ vụ việc để có biện pháp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp sở...
TPHCM - Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân dịp Tết Nguyên đán 2024, đoàn công tác TPHCM xuyên đêm kiểm tra, giám sát tại 2 chợ...
UBND quận Bình Tân (TP.HCM) đã họp giải quyết việc cả chung cư Nguyễn Quyền bị cắt điện, song giải pháp các bên đưa ra đã không được đồng thuận.
Dự án xây mới Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng trên đất 'vàng' TP Hồ Chí Minh có chủ trương từ 15 năm trước, nhưng đến nay...
Gần nửa thế kỷ sau ngày thống nhất, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Hải Phòng sẽ giải phóng mặt bằng trong phạm vi 16 chung cư cũ ở quận Ngô Quyền để phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình hạ...
Dự án hỗ trợ việc cải thiện đời sống hướng tới nhóm phụ nữ tị nạn người Rohingya này được khởi động vào tháng 9/2022 tại trại tị nạn Cox's Bazar ở Bangladesh. Thông qua việc liên kết với các đối tác sản xuất của Tập đoàn Fast Retailing, 1.000 lao động nữ sẽ được đào tạo về kỹ năng may băng vệ sinh bằng vải có thể tái sử dụng và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác cần được cung cấp liên tục. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các lao động nữ này sẽ...
Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa vừa có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác cải cách hành chính (CCHC) tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm, Thủ tướng cho biết công tác giải phóng mặt bằng còn lại của một số dự án còn chậm, nhất là tại các địa phương: Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hưng Yên, Kiên Giang.