Nhiều nước không cho trẻ em học thêm

09:00 14/10/2023

TP - Chuyện dạy thêm, học thêm không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà có ở nhiều quốc gia khác. Chính phủ Singapore đã sớm áp dụng những thay đổi trong hệ thống thi cử và đánh giá học sinh. Phần Lan áp dụng phương pháp giáo dục ít áp lực, quan tâm đến từng học sinh để trẻ em không cần học thêm cho chương trình cơ bản.

Vào cuối học kỳ tại Trường Tổng hợp Kirkkojarvi ở Espoo, một giáo viên kỳ cựu và là hiệu trưởng của trường, quyết định thử làm điều có vẻ cực đoan, theo tiêu chuẩn của Phần Lan. Besart Kabashi, một trong những học sinh lớp 6 của ông là cậu bé người Kosovo gốc Albania, không theo kịp các bạn trong lớp, dù các giáo viên đã rất nỗ lực với cậu. Đội ngũ các nhà giáo dục đặc biệt của trường, gồm một nhân viên xã hội, một y tá và một nhà tâm lý học, nói với Louhivuori rằng nguyên nhân không phải do cậu bé lười biếng. Vì vậy, ông quyết định giữ cậu bé lại một năm, một biện pháp hiếm thấy ở Phần Lan và gần như đã lỗi thời.

“Năm đó tôi đã nhận Besart làm học trò riêng của mình”, Louhivuori nhớ lại. Khi Besart không học khoa học, địa lý và toán học, ông để cậu ấy ngồi hàng trước trong lớp học dành cho học sinh 9 và 10 tuổi của ông, mở từng cuốn sách trên chồng cao ngất. Đến cuối năm đó, cậu bé đã chinh phục được ngôn ngữ giàu nguyên âm của đất nước tiếp nhận mình. Vài năm sau, Besart, 20 tuổi, gặp lại thầy Louhivuori tại một bữa tiệc Giáng sinh. “Thầy đã giúp em có được ngày nay”, cậu nói với giáo viên cũ của mình.

Câu chuyện về cậu bé tị nạn này nói lên một trong những lý do làm nên thành công đáng kinh ngạc của quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, khiến cả các nhà giáo dục ở Mỹ phải ghen tị. “Phải làm gì cũng được” là quan điểm thúc đẩy không chỉ 30 giáo viên trong trường Kirkkojarvi mà hầu hết 62.000 nhà giáo dục Phần Lan tại 3.500 trường học từ Lapland đến Turku. Họ là những chuyên gia giáo dục được chọn từ 10% sinh viên tốt nghiệp hàng đầu cả nước để học bằng thạc sĩ giáo dục theo tiêu chuẩn. Các trường học đủ nhỏ để giáo viên biết rõ từng học sinh. Nếu một phương pháp không thành công, giáo viên sẽ tham khảo ý kiến đồng nghiệp để thử phương pháp khác. Gần 30% trẻ em Phần Lan nhận được sự giúp đỡ đặc biệt nào đó trong 9 năm đầu tiên đi học.

Gần 30% trẻ em Phần Lan nhận được sự giúp đỡ đặc biệt nào đó trong 9 năm đầu tiên đi học Ảnh: finland.fi

Gần 30% trẻ em Phần Lan nhận được sự giúp đỡ đặc biệt nào đó trong 9 năm đầu tiên đi học Ảnh: finland.fi

Không có bài kiểm tra tiêu chuẩn bắt buộc nào ở Phần Lan, ngoại trừ một kỳ thi vào cuối năm học cuối bậc trung học. Không có thứ hạng, không có sự so sánh hay cạnh tranh giữa học sinh, trường học hay khu vực. Trẻ em Phần Lan có cơ hội nhận được nền giáo dục có chất lượng như nhau, bất kể trẻ sống ở nông thôn hay thành phố. Theo cuộc khảo sát gần đây nhất của OECD, khoảng cách trình độ giữa học sinh yếu nhất và học sinh giỏi nhất ở Phần Lan là nhỏ nhất trên thế giới.

Giáo viên Phần Lan dành nhiều thời gian cho việc xây dựng chương trình giảng dạy và đánh giá học sinh của mình. Trẻ em dành nhiều thời gian hơn để chơi bên ngoài, kể cả trong mùa đông lạnh giá. Bài tập về nhà là tối thiểu. “Chúng tôi không cần vội vàng. Trẻ em học tốt hơn khi chúng sẵn sàng. Tại sao lại làm chúng căng thẳng?”, thầy Louhivuori nói.

Nỗ lực của Singapore

Gần đây, một cuộc “đại tu” được thực hiện đối với kỳ thi tốt nghiệp tiểu học Singapore nhằm giảm bớt sự khác biệt về cơ hội học tập lên kết quả học tập của trẻ em. Một hệ thống cấm sử dụng kết quả của kỳ thi này đã được đề xuất. Bên cạnh đó, Singapore thay đổi phương pháp tuyển sinh trực tiếp vào các trường trung học, tuyển sinh dựa trên năng khiếu vào Viện Giáo dục Kỹ thuật, các trường bách khoa và đại học.

Nhà xã hội học Tan Ern Ser, công tác tại ĐHQG Singapore cho biết: “Hệ thống giáo dục Singapore đang ngày càng lấy trẻ em làm trung tâm, ít phân biệt và ít chú trọng vào thi cử hơn, đồng thời có nhiều con đường dẫn đến thành công dựa trên năng khiếu và trình độ khác nhau của học sinh”.

Theo chuyên gia này, dù những nỗ lực đó không bảo đảm tạo ra một sân chơi bình đẳng hoàn toàn, nhưng giúp sân chơi trở nên công bằng hơn cho những học sinh có hoàn cảnh kinh tế - xã hội thấp.

Có thể bạn quan tâm
Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn huyền thoại

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn huyền thoại

13:40 17/05/2024

Tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại (1959 - 2024), Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với những cống hiến to lớn của các cô, các chú, cựu thanh niên xung phong (TNXP) và bộ đội Trường Sơn từng tham gia xây dựng con đường huyền thoại.

Đắk Lắk tái diễn tình trạng thiếu giáo viên ở khắp các cấp học

Đắk Lắk tái diễn tình trạng thiếu giáo viên ở khắp các cấp học

15:30 27/08/2023

Đắk Lắk - Tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy ở các cấp học trước thềm năm học mới 2023 - 2024 tiếp tục tái diễn ở địa bàn tỉnh...

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo khai bị ép đưa hối lộ

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo khai bị ép đưa hối lộ

20:20 11/07/2023

Bị cáo đầu tiên bị xét hỏi Đào Minh Dương khai đã nộp hồ sơ xin tổ chức chuyến bay tại 5 Bộ theo quy định, song liên tục bị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Vận tải từ chối, gây khó khăn.

Thời gian công bố điểm sàn đại học xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thời gian công bố điểm sàn đại học xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

10:10 17/07/2024

Trước 17h ngày 22.7, các trường đại học, cao đẳng sẽ phải công bố điểm sàn Đại học xét tuyển bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

19:45 13/10/2024

Ngày 13-10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.

Vụ khách hàng mất 11,9 tỉ: Tòa tuyên 'lỗi do khách hàng, không phải do Vietcombank'

Vụ khách hàng mất 11,9 tỉ: Tòa tuyên 'lỗi do khách hàng, không phải do Vietcombank'

16:50 03/07/2024

Với phán quyết của tòa phúc thẩm, khách hàng không nhận được bất cứ khoản bồi thường nào, còn phải chịu án phí khoảng 200 triệu đồng.

Chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn của các học giả châu Âu

Chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn của các học giả châu Âu

11:50 11/06/2023

Hội thảo 'Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam' đề cập nhiều góc nhìn về Biển Đông và vấn đề về chủ quyền biển đảo Việt Nam, xét trên các góc độ lịch sử, văn hóa, chính trị. pháp lý.

Học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh để trở thành công dân tốt

Học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh để trở thành công dân tốt

21:40 30/09/2024

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc

Công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc

20:10 01/02/2024

Chiều 1/2, tại Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Công an công bố quyết định về việc điều động và bổ nhiệm Đại tá Thân Văn Hải - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới