Ngày càng nhiều người nước ngoài tìm đến Việt Nam để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, điều trị hiếm muộn.
Mới đây, có một cặp đôi là người Việt Nam nhưng làm việc và nghiên cứu sinh tại Nhật Bản. Người vợ 38 tuổi, bị vô sinh nguyên phát 5 năm. Khi làm IVF, mỗi lần chuyển chỉ chuyển được một phôi. Họ làm 3 lần đều thất bại. Sau đó, dù vẫn còn lưu phôi tại Nhật Bản và được đội ngũ bên đó giúp tìm con nhưng không thành công. Cuối cùng, cặp đôi quyết định về Việt Nam để can thiệp.
"Tại đây, chúng tôi hỗ trợ họ chọc được 10 trứng, tạo được 7 phôi, chuyển 2 phôi ngày 3 thì thành công luôn. Chúng tôi đánh giá có thể do khi về Việt Nam, việc tăng số lượng phôi trong một lần chuyển khiến tỉ lệ thành công cao hơn. Hoặc cũng có thể khi ở trong nước, tâm lý của họ cũng thoải mái hơn, từ đó khả năng thành công cao hơn"- PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng Bộ môn Mô - Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép - BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ.
Mỗi năm, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận khoảng 50-60 trường hợp có yếu tố nước ngoài. Họ hoàn toàn có cơ hội điều trị tại nước ngoài nhưng vẫn quay về Việt Nam để can thiệp hỗ trợ sinh sản.
Theo PGS Hà, nếu so với cách đây 20 - 30 năm thì y tế của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Nhiều bệnh nhân nước ngoài đã sang Việt Nam khám, chữa bệnh. Tại Việt Nam, những bệnh nhân nặng thay vì ra nước ngoài chữa bệnh như trước đây thì nay đã ở lại trong nước điều trị.
Người nước ngoài hoặc các trường hợp có các yếu tố nước ngoài tìm đến Việt Nam để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Thông thường, họ đã từng thực hiện hỗ trợ sinh sản ở nước ngoài nhưng thất bại nên quay về Việt Nam để làm.
Nhóm thứ hai là bệnh nhân vốn là người Việt Nam, kết hôn với người nước ngoài và về Việt Nam để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Tỉ lệ thành công tương đối cao, chi phí lại thấp
Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) đã khẳng định thụ tinh ống nghiệm (IVF) là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản phát triển bậc nhất trong ngành y tế.
Tỉ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản của Việt Nam tương đối cao trong khi chi phí lại tương đối thấp. Đơn cử, chi phí thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khoảng 60 đến 80 triệu, trong đó, chi phí cơ bản chỉ có khoảng 30 triệu. Chi phí như thế này được đánh giá là rất thấp so với nước ngoài.
Thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được đo lường bằng tỉ lệ có thai và hiện tại, tất cả kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản Việt Nam đều làm được. Thế giới có gì hay thì chúng ta làm được cái đó.
Có một điều rằng ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn nhiều nên các bác sĩ được thực hành lâm sàng rất nhiều, từ đó có được kinh nghiệm và tay nghề thực hiện rất tốt.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, trong điều trị hỗ trợ sinh sản, có những bệnh nhân đáp ứng và có bệnh nhân không. Mặc dù bây giờ kỹ thuật rất phát triển, tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 50 đến 60% ở tất cả các trung tâm, tức là vẫn còn khoảng 40 đến 50% bệnh nhân không thể can thiệp được.
Chỉ 42 thuốc mới trong 460 loại được lưu hành trên toàn cầu có mặt ở Việt Nam, do thủ tục và thời gian cấp phép kéo dài, gây ảnh hưởng người bệnh.
Kể từ khi em trai lên đại học, điều Khánh Vy, 28 tuổi, ở quận 8, TP HCM thấy thay đổi rõ nhất là bữa cơm gia đình biến mất.
Nghĩ về ý chí vượt lên nghịch cảnh và cả những giọt nước mắt của các em, chị Lê Thị Quỳnh Nga quyết định sẽ hỗ trợ 5 suất học bổng đặc biệt.
5 phụ huynh đến Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 18/11 sau khi nhận điện thoại thông báo 'con bị tai nạn đang cấp cứu' đề nghị chuyển 30-40 triệu đồng để mổ gấp.
Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng cấp T.Ư năm 2024 đã mang đến tổng giá trị nguồn lực là 6,5 tỷ đồng nhằm thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, góp phần chung tay hỗ trợ bà con nhân dân khó khăn tại tỉnh Cao Bằng.
Hình ảnh thú cưng mèo, chó, thỏ và chuột hamster đặt trong lồng kính máy bán hàng tự động ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đang tạo nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Với sinh viên Nguyễn Lương Quang, bộ môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có điểm đặc biệt khiến bản thân bị thu hút là giá trị về đạo đức và lý tưởng sống. Quang là 1 trong 10 thí sinh xuất sắc nhất vào Vòng chung kết toàn quốc bảng cá nhân; đội trưởng đội tuyển Hà Nội dự vòng chung kết toàn quốc Hội thi Ánh sáng soi đường lần thứ V, năm 2023.
Một con bò xuất hiện trên nóc đồn cảnh sát ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ thu hút sự chú ý của dân địa phương.
Tại Cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), trong không khí thiêng liêng và xúc động, đoàn đại biểu Hành trình “Sinh viên với khát vọng non sông” nghiêm trang làm lễ chào cờ và cất vang hát Quốc ca giữa trời xanh lộng gió ở điểm cực Tây của Tổ quốc.