Có nhiều lý do cho một cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn trong tương lai gần, trong đó có phải kể đến áp lực từ liên kết Mỹ-Nhật-Hàn hay sự xích lại gần nhau của quan hệ Nga-Triều.
Hàn-Trung hàn gắn quan hệ khi Triều-Nga xích lại gần nhau |
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/9, một tín hiệu cải thiện quan hệ Trung-Hàn. (Nguồn: Yonhap) |
Hàn Quốc và Trung Quốc đang có các động thái nhằm làm tan băng trong mối quan hệ song phương.
Điều này được thể hiện qua việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua bày tỏ ý định thăm Hàn Quốc. Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương sau khi Seoul tăng cường quan hệ đối tác với Washington và Tokyo.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo ngày 23/9, ông Tập Cận Bình hoan nghênh nỗ lực của Seoul trong tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn-Trung-Nhật trong năm 2023.
Tin liên quan |
Hàn Quốc duyệt binh hoành tráng trên đường phố Seoul Hàn Quốc duyệt binh hoành tráng trên đường phố Seoul |
Những động thái này cho thấy Trung Quốc dường như đang thay đổi cách tiếp cận trong kiểm soát mối quan hệ với Hàn Quốc.
Theo Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc, ông Han Duck Soo và ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp kéo dài 30 phút tại Hàng Châu bên lề lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á (ASIAD). Đây là lần thứ ba lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol lên nắm quyền vào tháng 5/2022.
Tổng thống Yoon Suk Yeol và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 11/2022, tiếp đó ông cũng đã gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đầu tháng này.
Trong cuộc họp ngày 23/9, Thủ tướng Han Duck Soo lưu ý rằng, Seoul tìm kiếm mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi” trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng gia tăng.
Hàn Quốc truyền đi thông điệp chính sách rằng, Seoul chủ trương theo đuổi “mối quan hệ Hàn-Trung lành mạnh và trưởng thành dựa trên các chuẩn mực và quy tắc quốc tế”.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc mô tả Hàn Quốc là “nước láng giềng không thể tách rời” và bày tỏ hy vọng đạt được tiến bộ trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, ông Tập Cận Bình đã nêu vấn đề về này trước khi Thủ tướng Han Duck Soo đưa ra đề nghị, đồng thời cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc hứa “xem xét nghiêm túc” vấn đề này. Quan chức Hàn Quốc lý giải: “Điều này có nghĩa là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình biết rằng đã đến lượt ông tới thăm Hàn Quốc”.
Lần cuối cùng ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc là chuyến thăm cấp nhà nước vào tháng 7/2014, mặc dù người tiền nhiệm của ông Yoon, cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, đã tới Trung Quốc hai lần trong nhiệm kỳ tổng thống của ông từ năm 2017-2022.
Do đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Seoul trong cuộc gặp trực tiếp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia tháng 11/2022.
Đáp lại, ông Tập Cận Bình trả lời rằng sẽ tiến hành chuyến thăm khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và đề nghị Tổng thống Yoon đến thăm Trung Quốc vào một thời điểm thuận tiện.
Như vậy, việc ông Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng thăm Hàn Quốc được coi là dấu hiệu tiến triển khi hai nước đang tranh cãi về địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hàn-Trung lần tiếp theo.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Han Duck Soo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Seoul trong đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Lần cuối cùng hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa các nước láng giềng Đông Bắc Á diễn ra là vào năm 2019.
Sau khi hàn gắn quan hệ với Nhật Bản, điều mà Tổng thống Yoon hướng đến là tìm cách nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên. Đây có thể được xem như một công cụ để kiểm soát mối quan hệ của Seoul với Bắc Kinh.
Để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ba bên, ba nước đã tổ chức cuộc họp quan chức cấp cao ngày 26/9, với sự tham gia của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Byung Won và những người đồng cấp Nhật Bản, Trung Quốc, lần lượt là ông Takehiro Funakoshi và ông Nong Rong.
Theo tiền lệ trước đó, Thủ tướng Trung Quốc có thể sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên sắp tới, nhưng ngày càng có nhiều hy vọng rằng đây có thể là chất xúc tác cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Seoul.
“Nếu hội nghị thượng đỉnh ba bên diễn ra, sẽ có các cuộc gặp song phương tiếp theo. Đây có thể sẽ là tiền đề cho chuyến thăm của ông Tập tới Seoul”, quan chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Lee Dong-gyu, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chính sách ASAN (Hàn Quốc) đưa ra nhận định về quan điểm của Trung Quốc rằng: “Khi Hàn Quốc nâng cao vị thế quốc gia. Hợp tác an ninh với Mỹ và Nhật Bản được tăng cường sau hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Trại David vào tháng trước, Trung Quốc không muốn trở thành mục tiêu".
Chuyên gia Hàn Quốc nhận định theo quan điểm của Trung Quốc, so với Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc là đối tác có thể sử dụng đòn bẩy ngoại giao lớn hơn. Bắc Kinh có thể muốn điều chỉnh mức độ hợp tác ba bên Hàn-Mỹ-Nhật thông qua Hàn Quốc.
Một lý do khác được chuyên gia Lee Dong-gyu nhấn mạnh là quan hệ Nga-Triều Tiên ngày càng gắn kết trong thời gian gần đây.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Han Duck Soo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua có đề cập ngắn gọn những diễn biến gần đây giữa Triều Tiên và Nga, nhưng không thảo luận sâu, đồng thời nói thêm rằng lập trường của Trung Quốc là quan hệ Bình Nhưỡng-Moscow là vấn đề giữa hai nước.
Hai ứng viên phó tổng thống Vance của đảng Cộng hòa và Walz của đảng Dân chủ nhất trí sẽ tranh luận trực tiếp vào ngày 1/10.
Ngày 29/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho rằng, các thành viên trong khối nên dỡ bỏ hoàn toàn quy định hạn chế sử dụng vũ khí với Ukraine.
Diễn biến vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc, đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza, Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ Mỹ, loạt chuyến công du của các nhà lãnh đạo trên thế giới... là một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Chuyến thăm của đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ tới Trung Quốc từ ngày 7-10/10 cho thấy một số tia sáng trong quan hệ song phương.
Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 5/6 thừa nhận thực hiện những cuộc tấn công bằng tên lửa và phương tiện bay không người lái (UAV) vào 3 tàu đi qua Biển Đỏ và Biển Arab.
Mỹ thông báo tập kích bệ tên lửa phòng không Houthi chuẩn bị khai hỏa, cho rằng nó là 'mối đe dọa cận kề' với máy bay của nước này.
Ngày 5/12, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao đã diễn ra Hội nghị thông tin về tình hình đối ngoại và tập huấn công tác ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế năm 2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chính trị gia Oleg Popov được Nga hậu thuẫn ở Lugansk thiệt mạng vì vụ đánh bom xe, trong bối cảnh nhiều quan chức thân Nga bị ám sát.
Giới chức Nga, Ukraine cáo buộc nhau tập kích lãnh thổ đối phương vào thời khắc chuyển sang năm mới, khiến một số người thiệt mạng.