Ngày 29/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho rằng, các thành viên trong khối nên dỡ bỏ hoàn toàn quy định hạn chế sử dụng vũ khí với Ukraine.
Bất chấp Nga cảnh báo 'đùa với lửa', nhà ngoại giao hàng đầu EU kêu gọi 'cởi trói hoàn toàn' về vũ khí cho Ukraine, Hungary phản đối |
Moscow cảnh báo, việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga là "đùa với lửa". (Nguồn: Getty) |
Hãng thông tấn Sputnik cho hay, phát biểu trước thềm hội nghị Ngoại trưởng EU tại Brussels, Bỉ, ông Borrell nêu rõ: “Những hạn chế sử dụng vũ khí như vậy phải được dỡ bỏ hoàn toàn để Ukraine có thể tự vệ".
Tin liên quan |
Tổng thống Ukraine lên tiếng về Tổng thống Ukraine lên tiếng về 'số phận' thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga tới châu Âu |
Theo ông, các thiết bị mà phương Tây cung cấp cho Ukraine "phải được sử dụng đầy đủ để nước này có thể tấn công những nơi mà từ đó Nga tấn công họ”.
Tuyên bố này được đưa ra bất chấp việc trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng chỉ trích cuộc thảo luận về khả năng cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga là “đùa với lửa”.
Liên quan việc có cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công Nga hay không, cùng ngày, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố, Budapest phản đối điều này do nguy cơ leo thang xung đột.
Khẳng định sẽ bảo vệ lập trường hòa bình, ông Szijjarto chia sẻ: “Nếu ngày càng có nhiều vũ khí xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine hay những cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga, thì nguy cơ leo thang sẽ gia tăng và mối đe dọa chiến tranh ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi không muốn đối diện với nguy cơ này".
Ngoài việc phản đối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công Nga, Budapest cũng ngăn cản việc EU chuyển 6 tỷ Euro (6,6 tỷ USD) từ Quỹ Hòa bình châu Âu cho các nước châu Âu đã cung cấp vũ khí cho Kiev.
Trong khi đó, theo đại diện EU Josep Borrell, EU đã bắt đầu chuyển hướng doanh thu từ tài sản bị phong tỏa của Nga để thanh toán cho các nguồn cung cấp quân sự cho Ukraine, với khoảng 1,4 tỷ Euro (1,55 tỷ USD) đã được chuyển.
Ngày 26/11, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí đẩy nhanh việc chuẩn bị tổ chức hội nghị cấp cao 3 bên trong thời gian sớm nhất.
Tỉnh hình xung đột ở Dải Gaza trong ngày 9/9 tiếp tục diễn biến phức tạp khi Israel tiến hành các cuộc không kích và bắt bớ.
Ngày 15/1, một ngày trước khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp đón người đồng cấp Triều Tiên Choe Son-hui, Điện Kremlin tuyên bố, Moscow đang phát triển quan hệ đối tác với Bình Nhưỡng trên mọi lĩnh vực.
Ấn Độ bàn giao loạt tên lửa 'sát thủ diệt hạm' BrahMos đầu tiên cho Philippines, trong bối cảnh Manila muốn tăng cường năng lực quân sự trên biển.
Ngày 30/5, một nguồn tin từ NATO cho biết, Tổng thư ký Jens Stoltenberg sẽ yêu cầu các quốc gia đồng minh cam kết tối thiểu 40 tỷ euro hàng năm để cung cấp tài chính viện trợ quân sự cho Ukraine.
Mưa lớn kỷ lục quét qua miền nam Hàn Quốc trong ba ngày khiến đường sá ngập úng, một người tử vong, 1.500 người phải sơ tán.
Mỹ nói nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon đứng sau vụ tập kích rocket vào sân bóng ở Cao nguyên Golan, khiến 12 thanh thiếu niên thiệt mạng.
Báo cáo ban đầu cho thấy loại pháo sáng được sử dụng trong lễ cưới có thể là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn khiến người dân hoảng loạn, giẫm đạp nhau ở lối thoát hiểm.
Mỹ hoàn thành rút quân khỏi căn cứ quân sự ở thủ đô Niamey của Niger, sẽ rút nốt số binh sĩ còn lại ở nước này trước tháng 9.