Lễ hội Đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 là dấu ấn văn hóa sinh động, có ý nghĩa thiết thực góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tối 22/4, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc “Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn Hoàn Kiếm” nhằm tôn vinh các vị tổ nghề, nghệ nhân các phố nghề-làng nghề truyền thống. Đây là cơ hội để kết nối các nghệ nhân làng nghề kim hoàn quanh đất kinh kỳ đồng thời lưu giữ những giá trị văn hóa làng xã của khu Kẻ Chợ xưa.
Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn là hoạt động nằm trong đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội và khu vực Hồ Hoàn Kiếm” diễn ra đến hết ngày 7/5.
Bên cạnh chuỗi sự kiện hấp dẫn như lễ rước hội truyền thống, trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tái hiện hoạt cảnh phố nghề..., Ban tổ chức còn tổ chức tọa đàm “Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội” ngày 25/4 để các nghệ nhân làng nghề, phố nghề giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công tác phát triển nghề tại địa phương.
Đây cũng là dịp giới thiệu các sản phẩm và quảng bá các giá trị di sản làng nghề gắn với phố nghề, nhằm thu hút khách du lịch.
Theo các tài liệu còn lưu tới ngày nay, từ Thời Lê Thánh Tông (1160-1497), Quan Thượng thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín được vua cho phép lập xưởng đúc bạc nén ở kinh thành. Ông đã đưa người dân làng Châu Khê (Hải Dương) ra làm nghề này. Dần dần, người dân Châu Khê lên Thăng Long làm nghề đúc bạc ngày càng đông, từ nghề đúc bạc nén tiến tới đổi bạc, đổi tiền, làm nghề vàng bạc và mỹ nghệ kim hoàn, thành phường hội rồi trở nên phố nghề Hàng Bạc ngày nay.
Đình Kim Ngân được người Châu Khê khởi dựng và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Năm 2013, đình Kim Ngân được xếp hạng là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp Quốc gia do Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp. Thường vào dịp Xuân tế và Thu tế, thợ Châu Khê tế lễ Thành hoàng và tổ nghề tại đình, đền ở quê và phố Hàng Bạc (Hà Nội).
Ngoài mục đích thường có của một ngôi đình làng của người Việt là nơi tổ chức sinh hoạt của cộng đồng làng xã, thực hành tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và tổ nghề, đình Kim Ngân còn đóng vai trò quan trọng đối với việc kết nối các cộng đồng thợ nghề kim hoàn từ bốn phương quanh đất kinh kỳ. Những người thợ kim hoàn tụ hội về Kẻ Chợ phát triển ngành nghề truyền thống của quê hương với những sản phẩm đặc trưng riêng, góp phần vào sự phong phú của “36 phố phường” Thăng Long-Hà Nội./.
Đọc bài gốc tại đây.
Các bác sĩ ở Quảng Nam đã gắp hàng chục con giòi làm tổ trong khí quản của người đàn ông ở Quảng Nam.
Hội thảo khoa học cấp Thành phố - Phát huy các giá trị nguồn lực văn hoá xây dựng Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' do...
Một học sinh ở Đắk Nông đã nhặt được 20 triệu đồng nhưng hơn 1 tháng qua vẫn chưa tìm được chủ nhân.
Kể từ khi con trai Danh Đạt mắc ung thư vòm hầu, cuộc sống của chị Nguyễn Thị Thanh Hậu, 42 tuổi, chỉ quanh quẩn trong phòng bệnh.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Trong những ngày buồn chán vì mới đến Hải Phòng làm việc, anh Cảnh mua một chú chó làm bạn, không ngờ nhờ nó mà có sự nghiệp lẫn tình duyên.
Khuya tháng 9, ông Thạch bất ngờ gửi thư cho cả bốn người con, than thở chuyện 'vẫn chưa thể yên lòng vì còn hai con gái chưa chồng'.
Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu - Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 - thấy được ý nghĩa của Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam dành cho người trẻ, đồng thời bày tỏ kỳ vọng quỹ ngày một phát triển, mở rộng thêm nhiều lĩnh vực.
Người thợ xây dựng, 35 tuổi, trong khi cắt thanh sắt thành đoạn ngắn, bất ngờ bị sắt bắn vào mắt phải xuyên nhãn cầu, vỡ thủy tinh thể.