Sân bay Tân Sơn Nhất liên tục trong tình trạng quá tải, ùn tắc. Trong khi đó, nhiều dự án giảm ùn tắc xung quanh khu vực này vẫn chưa hẹn ngày về đích.
Trong khi đó, nhiều dự án giảm ùn tắc xung quanh khu vực này vẫn chưa hẹn ngày về đích.
Dù hoạt động vượt quá công suất, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chẳng thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Sân bay thường xuyên diễn ra tình trạng ách tắc trên trời, dưới đất, cả trong lẫn ngoài sân bay.
Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, lượng khách thông qua sân bay này ngày càng tăng cao, vượt xa công suất thiết kế 28 triệu khách/năm.
Đơn cử như nhà ga quốc nội, năng lực phục vụ tối đa chỉ khoảng 15 triệu khách/năm, nhưng luôn phải phục vụ lượng khách lên tới hơn 26 triệu khách/năm.
Không chỉ vậy, vì thiếu slot bay, người dân thường xuyên bị hoãn chuyến, hủy chuyến. Phía sân bay đã tăng slot nhưng không đủ đáp ứng nên không thể tránh khỏi tình trạng quá tải.
Các chuyên gia về giao thông cho rằng để giải quyết bài toán quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể trông cậy vào dự án sân bay Long Thành, dự án xây dựng nhà ga T3 và các dự án mở rộng đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, việc xây dựng các dự án cứ chậm trễ dài hạn như hiện nay là điều rất đáng ngại.
Trong đó, dự án xây dựng nhà ga T3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư với công suất 20 triệu hành khách/năm, được phê duyệt từ năm 2020 với tổng mức đầu tư là 10.990 tỉ đồng từ nguồn vốn của ACV.
Sau khi hoàn thành, nhà ga này được kỳ vọng giúp nâng công suất sân bay lên 50 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên, dự án này cũng nhiều lần trễ hẹn do vướng giải phóng mặt bằng, các thủ tục liên quan tới quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong sân bay. Đến cuối tháng 12-2022, dự án mới chính thức khởi công và dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2024.
Cũng tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, bảy dự án gồm: đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, mở rộng các đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Kỳ - Tân Quý, Tân Sơn và Thân Nhân Trung cũng bị chậm trễ dù được phê duyệt từ lâu.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư), quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng, cơ chế... dẫn đến chậm trễ.
Ông Lương Minh Phúc, giám đốc Ban giao thông, cho biết đơn vị sẽ triển khai năm dự án giao thông trọng điểm tại khu vực này.
Cuối năm 2022 vừa qua, TP.HCM đã khởi công được dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa, có quy mô tuyến đường sáu làn xe, rộng 29,5 - 48m, tổng vốn đầu tư tăng lên hơn 4.800 tỉ đồng, được kỳ vọng là cửa ngõ thứ hai của sân bay.
Trong đó, hạng mục hầm chui đầu tuyến tại nút giao đường Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện dự kiến được hoàn thành vào tháng 9-2024.
Ban giao thông cũng được TP.HCM giao nhanh chóng hoàn tất thủ tục đồng bộ loạt dự án ở nút giao Trường Chinh - Tân Kỳ - Tân Quý (đoạn thuộc quận Bình Tân), mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, mở rộng một đoạn đường Cộng Hòa... Trong đó, đoạn qua Tân Kỳ - Tân Quý được ưu tiên làm sớm.
Với tuyến đường Hoàng Hoa Thám, các đơn vị hiện đang khẩn trương rà soát để kịp triển khai vào khoảng tháng 6-2023.
"Kể từ ngày nhận mặt bằng sạch, dự án sẽ được hoàn thành thi công trong sáu tháng. Và khi toàn bộ các dự án này hoàn thiện, sẽ tạo thành một trục xương cá quanh sân bay kết nối vào nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất", ông Phúc khẳng định.
Theo ông Lương Minh Phúc - giám đốc Ban giao thông, TP.HCM cũng đang đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, chuẩn bị sớm xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Ngay cuối tuyến đường Trần Quốc Hoàn, theo thiết kế có hầm băng ngang đường đấu nối trực tiếp vào điểm ngầm của tuyến metro số 2.
Về lâu dài, TP.HCM tính đến đường trên cao nối sân bay Tân Sơn Nhất với nhà ga quốc gia Thủ Thiêm và đường sắt nhẹ Long Thành hình thành đường nối sân bay Tân Sơn Nhất đi sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai). "Đến lúc đó, toàn bộ hệ thống giao thông khu vực này được đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân", ông Phúc nói.
Đặng Đình Bình, tổng giám đốc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ ở TP HCM và Bình Dương, bị cảnh sát bắt sau 24 năm trốn truy nã vì bỏ trốn khỏi trại giam.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của tầng lớp công nhân mà còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những cuộc đấu tranh lịch sử của phong trào lao động quốc tế. Mặc dù đây là ngày lễ quan trọng được mong đợi vì mọi người được nghỉ làm và hưởng nguyên lương nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao ngày 1/5 lại được chọn làm Ngày Quốc tế Lao động. Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động Vào cuối thế kỷ 19, thời...
Nghệ An - Các trụ sở công dôi dư sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.
TPHCM - Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 cơ bản đã hoàn tất các hạng mục trọng điểm như hội trường, khu lễ hội...
Trưa 3/5, anh Đinh Văn Kiên (43 tuổi, trú tại xã Tiên Hoàng, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) tử vong do bị bò tót tấn công trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Cựu giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai cùng thuộc cấp bị xét xử về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
KTS Hoàng Thúc Hào trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025 do có nhiều công trình kiến trúc nhân văn và bền vững.
HUẾ - Dùng danh nghĩa môi giới bất động sản, người đàn ông ở Huế dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của nhiều người.
Thông qua hội thảo nhằm phát huy công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.