Những ngày qua hàng loạt cây xanh ở khu vực trung tâm TP.HCM (quận 1 và 3) bị cắt trụi lủi, hầu hết chỉ còn lại phần thân chính.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tình trạng cây xanh trụi lủi xuất hiện dọc đường Nguyễn Đình Chiểu giao với một số đường như Đinh Tiên Hoàng, Trần Quốc Thảo, Lê Quý Đôn, Pasteur (khu vực quận 1 và quận 3, TP.HCM).
Trưa 29-9, tại ngã tư Nguyễn Đình Chiều - Pasteur, có hàng chục người thuộc công ty công viên cây xanh đang cắt tỉa cây ở khu vực này. Các cây được chọn thuộc dòng sao đen, có chiều cao khoảng 30m, đường kính khoảng 0,5m.
Hầu hết các cành và nhánh cây đều lần lượt được cắt và treo dây đưa xuống dưới mặt đất. Sau một lúc, chỉ còn lại phần thân chính trơ trụi.
Một công nhân cho biết việc cắt tỉa này để phòng tránh sự cố ngã đổ, đặc biệt khi mùa mưa bão đã tới. Những cây được cắt thuộc loại có khiếm khuyết. Có cây được tỉa khá gọn nhưng sẽ có thể mọc nhánh trở lại sau một thời gian.
Nhiều người đi đường cho rằng việc cắt tỉa cây là cần thiết nhưng không nên làm trụi lủi như vậy. Cách đây khoảng 15-25 ngày, một số cây ở khu vực trung tâm TP.HCM cũng bị cắt trụi, có cây bị đốn ngang gốc. Đến nay chỉ có một số cây mọc lên mầm cành, chưa biết khi nào sẽ phục hồi được tán lá.
"Những hàng cây xanh không chỉ che chở, hạ nhiệt TP.HCM trong những ngày nóng bức mà còn mang giá trị văn hóa lâu đời. Cây xanh lâu năm như những chứng nhân lịch sử, chứng kiến sự thay đổi của thành phố phát triển bậc nhất cả nước.
Tôi đã từng thấy một số cây xanh sau khi bị cắt quá nhiều cành thì sau đó không thể mọc lại được nữa. Và dù có cây hồi sinh nhưng việc phát triển bóng mát cần thêm thời gian rất dài", ông Nguyễn Đức Phi (68 tuổi, ngụ quận 3) chia sẻ.
Sở Xây dựng cho biết theo kế hoạch, quy định những cây xanh được chọn để cắt tỉa hoặc đốn thuộc loại có dấu hiệu mục, nghiêng, có khả năng ngã đổ gây nguy hiểm hoặc không còn khả năng phát triển tạo bóng mát, cảnh quan. Các đơn vị phụ trách không cắt tỉa cây xanh quá mức trừ những trường hợp đặc biệt nêu trên.
Trong sổ tay cắt tỉa cây xanh đô thị của Sở Xây dựng nêu rõ: "Việc cắt mất hoàn toàn tán hay trụi cành cây sẽ có những tác hại nhất định".
Cụ thể khi tán lá bị loại bỏ quá mức hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn sản xuất tạo dinh dưỡng, năng lượng cho cây. Cây sẽ bị suy yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công do hình thành nhiều vết thương lớn cùng thời điểm.
Bên cạnh đó sẽ phát sinh nhiều chồi tái sinh/chồi bất định và mỹ quan bị ảnh hưởng, cũng như phát sinh phi phí chăm sóc.
Gần đây, ngày 4-9, TP.HCM có mưa lớn kèm gió giật mạnh. Sau đó nhánh cây dầu tại địa chỉ 463-465 đường An Dương Vương (phường 3, quận 5) bị gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m xuống đất. Nhánh bị gãy có chiều dài khoảng 6m.
Nhánh cây dầu gãy đã va trúng bà Kỳ (52 tuổi, ngụ trên đường số 47, phường 10, quận 6), đang chạy xe máy trên đường. Bà Kỳ sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Trước đó, ngày 9-8, một nhánh cây lớn ở công viên Tao Đàn (quận 1), cũng bị gãy rơi xuống làm hai người chết, ba người bị thương.
Hình ảnh một số cây xanh ở trung tâm TP.HCM bị cắt trụi lủi
Sở Xây dựng cho biết thời gian qua đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra cây xanh để giảm thiểu rủi và hiện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật đang rà soát đối với cây xanh có kích thước lớn.
Trong 7 tháng đầu năm, các đơn vị đã đốn hạ hơn 2.400 cây bị hư hại, mất an toàn. Bên cạnh đó, khoảng 150.000 cây xanh cũng được tỉa nhánh, cắt thấp giảm độ nặng từ tán lá để hạn chế nguy cơ ngã đổ, gãy cành.
Bốn căn nhà ven sông ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vừa bị sạt lở xuống sông, ước tổng thiệt hại trên 140 triệu đồng, rất may mắn không có thiệt hại về người.
Fan bóng đá đang vô cùng háo hức khi 15 – 16/6 tới, sự kiện “Euro 2024 Football Fest Vũ Yên” chào đón Giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 sẽ khai màn tại không gian Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng). Đây chỉ là một trong số hàng loạt sự kiện, lễ hội đẳng cấp quốc tế liên tục được tổ chức , bên cạnh chuỗi tiện ích có 1-0-2 tại Thành phố Đảo Hoàng gia.
Trường Đại học Y tế Công cộng công bố điểm chuẩn học bạ từ 24 đến 27, cao nhất ở ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Chiều 9/6, UBND huyện Nhà Bè thông tin liên quan việc thầy N.H.M. của trường có hành vi không đúng mực với học sinh, gây bức xúc trong dư luận. Cụ thể, nhà trường đã đình chỉ công tác giảng dạy ở các lớp mà ông N.H.M phụ trách và yêu cầu giáo viên này viết bản tường trình. 'Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Nhà Bè, Ban Giám hiệu Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp xúc, gặp gỡ với phụ huynh, học sinh để nắm thêm thông tin và gửi lời xin lỗi đến phụ...
Từng chỉ là đồ chỉ dùng cho lợn ăn nhưng nay nhưng nay trứng cá tầm, cám gạo...đều trở thành đặc sản đắt đỏ, khách hàng muốn ăn cũng không dễ mua.
Quảng trường Hòa Bình được xem như biểu tượng văn hóa của tỉnh. Sau hơn 6 năm đưa vào sử dụng, hiện công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, phần gạch ốp bong tróc, vỡ vụn tại rất nhiều vị trí.
Ông Nguyễn Văn Gấu - phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - vừa được Bộ Chính trị điều động giữ chức bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Chiều 15/8, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án 'cố ý gây thương tích' xảy ra vào tháng 6/2022 tại phường Thủy Phương (thị xã Hương Thuỷ, tình Thừa Thiên - Huế). Các bị cáo của vụ án gồm: Nguyễn Văn Quốc (SN 1994), Nguyễn Văn Hùng (SN 1994), Võ Đại Trung (SN 1993), Nguyễn Duy Hoài (SN 1994), cùng trú ở phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ; Châu Khắc Sĩ (SN 1974), Phan Nghĩa (SN 1998), Đoàn Thanh Thuận (SN 1983), cùng...
7 học sinh ở xã Púng Tra dùng gậy gỗ đánh một nhóm thanh niên khác khiến một người bị thương nặng, gây di chứng sống thực vật.