Nhất tổ, tam sơn, ngũ quả, lục bình của Nam Bộ tết xưa

07:30 08/02/2024

Ngày Tết xưa, người dân Nam Bộ dù nghèo khó cũng ráng sắm sửa đủ mâm lễ: nhất tổ, tam sơn, ngũ quả và lục bình.

Bàn thờ chưng theo kiểu cách Nam Bộ ngày nay - Ảnh: Nguyễn Hữu Kiệm - Đại Nam Hội quán

"Nhất tổ" là chiếc bánh tổ, "tam sơn" gồm một bình hương cùng cặp chân đèn, "ngũ quả" là đĩa trái cây có năm thức quả tùy theo ước vọng của gia chủ và "lục bình" tức bình bông chưng Tết.

Bánh tổ - tam sơn - ngũ quả

Bánh tổ được làm bằng bột nếp, nhào cùng đường tán đâm nát đã được pha thành nước trước đó. Kế đến, người ta cho số bột này vào xửng tre có lót lá chuối rồi mang đi hấp. Sau khi chín, mẻ bánh được rắc thêm một lớp mè rang và đem hong khô dưới nắng.

Đêm giao thừa, người dân đặt bánh vào đĩa, mang lên bàn thờ gia tiên. Mãi đến hôm tạ ông bà (ngày mồng 3 Tết), gia chủ mang bánh xuống cắt từng miếng, có thể ăn trực tiếp, nướng hoặc chiên giòn.

Tam sơn gồm bình hương và cặp chân đèn. Trong đó, bình hương hình tròn, đặt chính giữa, ngoài cùng trên bàn thờ, thường làm bằng sành sứ, đồng hoặc gỗ…

TIN LIÊN QUAN
  • Giao thừa đặc biệt nhớ lại mà thương

  • Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha

  • Mâm cỗ đón giao thừa ba miền Bắc - Trung - Nam

Trong niềm tin dân gian, bình hương là nơi hội tụ linh khí của một ngôi gia. Vì thế, trừ khi lau dọn, họ hạn chế di chuyển bình hương vì sợ những điều không may xảy đến.

Cặp chân đèn xưa được tiện từ gỗ, cao khoảng hơn ba tấc. Ban đầu, người dân thắp đèn bằng dĩa dầu phộng (dầu lạc), giữa có tim bấc giữ lửa.

Sau này, đĩa dầu phộng được thay bằng đèn dầu hỏa, đèn cầy và ngày nay là đèn điện. Chân đèn cũng thay đổi theo thời kì, xưa là gỗ, nay dần thay bằng đồ đồng.

Cứ nhằm dịp cuối năm, người đánh bóng đồ đồng sẽ đi khắp ngõ rao mời, các gia đình khi ấy sẽ mang chân đèn đi đánh bóng như một cách trang hoàng lại bàn thờ gia tiên sau một năm làm lụng, cày cuốc.

Ngũ quả gồm bốn loại thiết yếu, gọi vui là "tứ trụ" và một quả có thể thay đổi tùy vào ước vọng gia chủ. Mâm quả hay nghe thường có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài sung.

Đại ý biểu trưng rằng khi bày mâm cúng này lên, gia chủ cầu phúc lộc đến nhà vừa đủ tiêu xài và trở nên sung túc. Nhà nào mong phú quý sẽ thay quả sung thành quả quýt. Nhà nào muốn con cháu thơm thảo sẽ thay thành cầu, dừa, đủ, xoài, thơm.

Mâm quả phải đặt bên hướng Tây (phía tay trái của ông bà gia tiên, tức bên phải của gia chủ) theo quan niệm "Đông bình Tây quả".

Vị trí này biểu thị ý nghĩa hoa ở phía mặt trời mọc như ông bà sinh con cháu, quả ở phía Tây mô tả hậu duệ nối tiếp muôn đời.

Bàn thờ chưng theo thế "đông bình tây quả" của người Nam Bộ - Ảnh: Nguyễn Hữu Kiệm - Đại Nam Hội quán

Nhất quả lưỡng bình

Lục bình ý nói đến bình bông. Xưa, vùng Nam Bộ xuất hiện một số loại bình bông sáu cạnh, xuất xứ từ Trung Quốc.

Về sau, đồ sành sứ Đồng Nai phát triển mạnh, ra mắt các loại bình dạng tròn, thân suông, cổ thắt, miệng loa. Một số quan niệm cho rằng gọi "lục bình" là do ban đầu quen dùng bình bông sáu cạnh, biểu đạt ý "lục căn thanh tịnh".

TIN LIÊN QUAN
  • Nhớ nồi nước tắm chiều tất niên của mẹ

  • Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Cuốc xe tất niên...

  • Nghệ sĩ Tự Long: Cỗ tất niên và những con gà lễ

Ngoài ra, một số người lý giải tên gọi này dựa trên quan niệm "Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi" của Dịch học. Số sáu là con số sinh đầu tiên của trời đất.

Vậy nên gọi "lục bình" biểu thị sự sinh hóa, tiếp diễn không ngừng của gia môn. Bình bông thường đi đôi, trong khi đó, đĩa quả thường có một để theo thế "nhất quả lưỡng bình".

Tùy vào gia cảnh mỗi nhà, gia chủ trang hoàng cho bàn thờ gia tiên thêm những thành tố như câu liễn, hoành phi, đài tam sơn, ống nhang, lư đồng,…

Ngày nay, bánh tổ đã dần ít xuất hiện trên bàn thờ Nam Bộ dịp Tết. Tuy nhiên, các thành tố khác như tam sơn, ngũ quả, lục bình vẫn được người dân nơi đây lưu giữ, trang hoàng thêm với hoa văn, họa tiết sống động.

Đồ thờ nay được phát triển thêm với nhiều kiểu cách, hình dáng để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Ở thị thành, đa phần là người tại tứ xứ đến mưu sinh nên hầu như ít có gia đình bày biện bàn thờ tiên tổ. Bàn thờ thường được đặt ở quê nhà, trở thành một góc tâm linh giao kết với người phương xa.

Dù ở nơi nào, người "tha hương cầu thực" cũng dặn dò bản thân rằng mình còn có quê hương, tổ tiên ông bà. Để từ đó, mối tương cảm thôi thúc họ trở về đất quê, thắp hương cho tiên tổ vào các dịp đoàn viên.

Người dân Nam Bộ dù giàu hay nghèo, đều chăm lo hết mực cho bàn thờ tổ tiên của mình.

Điều đó biểu thị sự kính trọng, "ẩm thủy tư nguyên" đối với tiền nhân đi trước. Mặt khác, bàn thờ gia tiên còn là nơi giao kết, bày tỏ mối tương quan giữa người sống và kẻ chết - "Thác là thể phách còn là tinh anh" (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Họ tin rằng, khi bản thân bày tỏ tấm lòng của mình một cách liên lỉ, thành tín, người đã khuất sẽ nghe lấy được những gì bản thân nhắn nhủ, giải bày.

Nét đẹp của việc thờ phụng gia tiên đã trở thành một phong tục, đi vào nề ăn nếp ở, mang tính giáo dục đạo đức và xây dựng niềm tin mãnh liệt cho con người về mối liên kết giữa hai cõi âm - dương.

Mối liên kết này sẽ mãi mãi vĩnh hằng, tồn tại trong tâm thức người Việt như một điều tôn nghiêm, trang trọng bậc nhất.

------------------------------------------------

* Tài liệu tham khảo

- Bánh tổ, bánh phồng ngày Tết, Nguyễn Minh, Sài Gòn xưa và nay.

- Bàn thờ Tết Nam Bộ, Võ Văn Sổ, Tạp chí Xưa và Nay, xuân Tân Tỵ.

Có thể bạn quan tâm
Chiến sĩ nhí Bắc Kạn hào hứng với học kỳ trong quân đội

Chiến sĩ nhí Bắc Kạn hào hứng với học kỳ trong quân đội

10:20 15/07/2024

Ngày 14/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ xuất quân “Học kỳ trong quân đội” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Chưa đến giao thừa mà phố cổ Hội An đã 'ùn ứ' khách

Chưa đến giao thừa mà phố cổ Hội An đã 'ùn ứ' khách

20:10 31/12/2023

Ngày 31-12, xe nối đuôi nhau thành hàng dài từ Đà Nẵng đổ về Hội An. Khu phố cổ chứng kiến cảnh khách chen chúc chưa từng thấy từ COVID-19 tới nay.

Đối thủ đáng kính trọng của tướng Navarre

Đối thủ đáng kính trọng của tướng Navarre

11:00 15/05/2024

Tướng Henri Navarre trong cuốn sách Đông Dương hấp hối đã coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là 'đối thủ đáng kính trọng', người có vai trò quyết định trong thắng lợi của nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

Việt Nam chia buồn với gia đình khách Hàn Quốc tử vong tại làng Cù Lần

Việt Nam chia buồn với gia đình khách Hàn Quốc tử vong tại làng Cù Lần

16:50 26/10/2023

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết thi hài 4 khách Hàn Quốc đã được đưa về TP.HCM. Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc, hỗ trợ công tác hậu sự các nạn nhân.

Người trực tiếp điêu khắc tượng Bác trên đảo Cô Tô: “Hạnh phúc để đời”

Người trực tiếp điêu khắc tượng Bác trên đảo Cô Tô: “Hạnh phúc để đời”

09:00 19/05/2023

Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là nơi duy nhất trên cả nước được Bác Hồ cho phép dựng tượng của Người khi Người còn sống. Nhóm 3 nhà...

Hai người lao xuống suối cứu bé gái bị lũ cuốn

Hai người lao xuống suối cứu bé gái bị lũ cuốn

02:50 28/06/2024

Thấy một cháu bé đạp xe qua đập tràn suối Ngòi Bục bị nước lũ cuốn trôi, anh Trần Mạnh Cường và Vũ Ngọc Kiên lập tức nhảy xuống cứu, chiều 27/6.

Gia đình bốn đời làm nghề khóc thuê

Gia đình bốn đời làm nghề khóc thuê

06:40 02/05/2024

Anh Kiều Văn Thanh, 46 tuổi, là thế hệ thứ ba của dòng họ Kiều ở làng Đông Hạ, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai theo nghề khóc thuê trong các đám ma.

Nhiều hoạt động cao điểm xây dựng nông thôn mới trên xã đảo Thạnh An ở TPHCM

Nhiều hoạt động cao điểm xây dựng nông thôn mới trên xã đảo Thạnh An ở TPHCM

18:50 30/07/2023

Tại xã đảo Thạnh An, lãnh đạo TPHCM, huyện Cần Giờ cùng lãnh đạo các trường tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, các cơ sở Đoàn cùng các đơn vị đồng hành đã trao tặng học bổng cho các em thiếu nhi vượt khó học giỏi; tặng sân chơi thiếu nhi, công trình thắp sáng đường biên...

Ông Phan Văn Mãi cảm ơn tinh thần của chiến sĩ tình nguyện

Ông Phan Văn Mãi cảm ơn tinh thần của chiến sĩ tình nguyện

22:40 29/07/2023

Chiều 29-7, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đi thăm chiến sĩ tình nguyện TP.HCM đang hỗ trợ hoạt động tại tỉnh Bến Tre.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới