Chính phủ Nhật công bố nội dung giải thích từ Trung Quốc, cho hay trinh sát cơ của Bắc Kinh vi phạm không phận hồi tháng 8 vì "vấn đề kỹ thuật".
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 20/11 công bố lời giải thích của chính phủ Trung Quốc về sự việc trinh sát cơ Y-9 của nước này bay vào không phận Nhật Bản trên biển Hoa Đông trong hai phút hồi cuối tháng 8.
Bắc Kinh cho hay trinh sát cơ Y-9 đã gặp nhiễu động không khí khi hoạt động gần khu vực này, buộc phi hành đoàn phải cơ động né tránh và khiến họ "bay vào không phận Nhật Bản trong thời gian ngắn".
"Đó là một vấn đề về kỹ thuật và chúng tôi không cố ý tiến vào không phận Nhật", lời giải thích có đoạn. Trung Quốc cam kết sẽ tiến hành điều tra và không để tái diễn sự việc.
"Chúng tôi ghi nhận lời giải thích của Trung Quốc và sẽ theo dõi chặt chẽ hoạt động quân sự của họ từ bây giờ", ông Yoshimasa Hayashi nói.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trinh sát cơ Y-9 Trung Quốc đã xâm phạm không phận nước này ở quần đảo Danjo, ngoài khơi tỉnh Nagasaki từ 11h29 đến 11h31 ngày 26/8, bất chấp những cảnh báo liên tiếp từ lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên một máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào không phận Nhật Bản như vậy. Tokyo đã triển khai khẩn cấp các chiến đấu cơ để ứng phó, đồng thời gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ qua các kênh ngoại giao, yêu cầu Bắc Kinh giải thích sự việc.
Các quan chức Nhật Bản không nêu thời điểm Trung Quốc đưa ra lời giải thích. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận về thông báo của Nhật Bản.
"Chỉ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước trao đổi về sự cố, và Bắc Kinh không có ý định xâm phạm không phận của bất kỳ nước nào", phát ngôn viên Lâm Kiếm nói.
NHK dẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay ngay cả khi trinh sát cơ Y-9 gặp nhiễu động không khí, việc nó bay lệch đáng kể so với lộ trình định sẵn là điều "không thể tưởng tượng được".
Nhật Bản lo ngại hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc xung quanh vùng biển và không phận phía tây nam, nên đã tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ trong khu vực, với các đảo xa bờ là chìa khóa trong chiến lược.
Quan hệ hai nước trở nên căng thẳng nhiều năm qua do tranh chấp chủ quyền tại nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật Bản kiểm soát, trên biển Hoa Đông.
Đức Trung (Theo AP, AFP, Kyodo)
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.