Nhận diện tội phạm bắt cóc để từ đó dạy trẻ phòng ngừa

19:10 16/08/2023

Thượng tá Đào Trung Hiếu - Tiến sĩ Tội phạm học cho rằng, loại tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em (người chưa đủ 16 tuổi) để tống tiền cha mẹ diễn biến hết sức nguy hiểm và khó lường tại Việt Nam.

Vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội hôm 14.8 vừa qua, hành vi của nghi phạm chỉ là một trong những thủ đoạn của loại tội phạm này.

Thủ đoạn đa dạng

Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, thủ đoạn bắt cóc trẻ em hiện nay rất đa dạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng loạt “chiêu thức” như: Phát hiện trẻ chơi một mình ngoài đường, đi cùng bố mẹ ra nơi công cộng nhưng ở vị trí cách xa người lớn, đối tượng tìm cách tiếp cận, làm quen rồi dùng những thứ hấp dẫn trẻ nhỏ như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi để câu nhử, dụ dỗ trẻ em đi theo chúng.

Giả danh người nhà của trẻ, hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón, để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở… để đưa đi.

Lợi dụng quan hệ quen biết hoặc lòng tốt của người dân, đối tượng tạo hoàn cảnh khó khăn để xin ngủ nhờ, rồi nhân lúc người nhà đang say giấc, chúng ra tay bắt cóc hoặc cướp luôn đứa trẻ rồi tẩu thoát.

Tấn công vào các gia đình, giết bố mẹ, người lớn… để bắt cóc trẻ em (ở các khu vực biên giới). Trẻ em bị lạc bố mẹ, lạc đường, đối tượng đến dỗ dành, tỏ ra đáng tin cậy rồi lừa đưa các cháu đi.

Lợi dụng tình trạng khó khăn của trẻ em đường phố (đi ăn xin, bán báo, đánh giày…) để dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực bắt đi.

Qua những vụ án bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em đã xảy ra, có thể thấy tội phạm này tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc. Các đối tượng phạm tội chuyên nghiệp thường hoạt động theo băng nhóm, có từ 2 tên trở lên.

Với những vụ bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có dự mưu từ trước, trước khi gây án, chúng luôn xác định mục tiêu, thường là nhằm vào các gia đình giàu có, khá giả.

Với những vụ phạm tội có tính chất cơ hội, nhất thời, bột phát, kẻ phạm tội thấy điều kiện thuận lợi như trẻ em đi một mình ngoài đường, không có người lớn trông nom, chúng tiếp cận dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực khống chế rồi chở đi.

Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để bán lại cho các đường dây buôn người, các đối tượng thường móc nối, liên hệ trước với bọn này, bắt cóc trẻ em theo “đơn đặt hàng”. Khi bắt được, chúng tổ chức giao “hàng” qua các khâu trung gian.

Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để đòi nợ, kẻ phạm tội sẽ đưa yêu sách trả tiền thì trả người, nếu báo công an thì con, cháu của họ sẽ chết.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng và bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ, người thân trong việc trông coi trẻ em; thiếu sự giáo dục kỹ năng phòng chống bắt cóc của người lớn đối với trẻ em; lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự băng hoại xuống cấp của đạo đức xã hội.

Bé trai 7 tuổi bị Nguyễn Đức Trung bắt cóc được Công an giải cứu. Ảnh: CAHN

Cách phòng ngừa với tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em

Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, phụ huynh cần nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em và hậu quả của nó một cách dễ hiểu nhất. Tạo cho trẻ ấn tượng rằng cần phải cảnh giác trước những gì không bình thường xảy ra với mình, cẩn thận trong sinh hoạt, đi lại, giao tiếp.

Dạy cho trẻ biết “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, chú công an, chú bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường, nhân viên cửa hàng (đặc điểm chung là họ thường mặc quần áo đồng phục - cần giới thiệu với trẻ về những loại đồng phục phổ biến), hoặc những bà mẹ có mang theo con nhỏ trên đường.

Dạy trẻ nhớ thuộc lòng họ tên, số máy điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này, chỉ nói với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.

Dạy trẻ không được nói chuyện, hay đi theo người lạ. Dạy trẻ tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì mà người lạ đưa cho, đề phòng những món quà, bánh, kẹo, nước ngọt… đó có tẩm thuốc mê, trẻ ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng độc. Cách từ chối có thể là: “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”.

Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi. Cần huấn luyện cho bé biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý cho những người xung quanh, có thể hô: “bắt cóc trẻ con, cứu, cứu cháu với”.

Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS, bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cộng đồng, như đi dã ngoại, vệ sinh môi trường khu dân cư, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử…, cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách. Tuyệt đối không tách đoàn, chạy lăng xăng dễ bị lạc, bị bỏ rơi dẫn đến nguy cơ bị bắt cóc.

Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi một mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn. Dạy trẻ phải ghi chép số điện thoại của bạn bè, người phụ trách, cảnh sát phản ứng nhanh (113), để khi cần có thể liên lạc được.

Có thể bạn quan tâm
Ukraine lên tiếng về kế hoạch của Nga nhằm lập vùng đệm

Ukraine lên tiếng về kế hoạch của Nga nhằm lập vùng đệm

10:10 19/03/2024

Một quan chức cấp cao của Ukraine nói rằng ý tưởng của Nga về việc tạo ra vùng đệm trong lãnh thổ Ukraine là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Mátxcơva có kế hoạch leo thang xung đột.

Vụ lật thuyền trên sông Lô: Đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân

Vụ lật thuyền trên sông Lô: Đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân

17:30 22/04/2023

Khoảng 17 giờ ngày 20/4, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy được thi thể nạn nhân đầu tiên trong vụ lật thuyền trên sông Lô là ông N.V.T (sinh năm 1970) ngay gần khu vực xảy ra tai nạn.

Tiếp tục tuyên truyền về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Tiếp tục tuyên truyền về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

05:50 27/06/2024

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đề nghị các cấp uỷ trực thuộc tiếp tục tuyên truyền về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khẳng định quyết tâm đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh...

Quảng Nam xử phạt hai người chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an

Quảng Nam xử phạt hai người chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an

13:30 22/05/2023

Công an tỉnh Quảng Nam xử phạt hai người liên quan đến hành vi chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an sai quy định.

Kỳ công nghề làm bún Song Thằn tiến vua ở Bình Định

Kỳ công nghề làm bún Song Thằn tiến vua ở Bình Định

07:00 01/05/2023

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 34 km về hướng Tây Bắc, dọc theo bờ sông Kôn, An Thái- địa điểm không những nổi tiếng là cái nôi võ cổ truyền Bình Định mà còn là làng nghề có truyền thống lâu đời nhất Bình Định. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, làng nghề An Thái được biết đến là một đô thị sầm uất với các nghề thủ công rất phát triển như: rèn, đúc kim loại, mộc, giấy, bún, bánh, dệt lụa, nhuộm... Nhưng hiện nay duy chỉ còn lại nghề bún, bánh tồn...

Việt Nam kêu gọi bảo đảm hài hòa lợi ích các nước ven sông Mekong

Việt Nam kêu gọi bảo đảm hài hòa lợi ích các nước ven sông Mekong

16:50 23/05/2024

Hiện nay dọc dòng chảy chính của sông Mekong có 14 đập thủy điện của các quốc gia đang vận hành. Việt Nam kêu gọi việc phát triển và vận hành đập thủy điện cần bảo đảm hài hòa lợi ích của các nước, không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân.

Truy tố cựu cảnh sát bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Khu Đô thị Việt Hưng

Truy tố cựu cảnh sát bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Khu Đô thị Việt Hưng

11:10 02/11/2023

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Đức Trung, đối tượng đã bắt cóc bé trai 7 tuổi và đòi 15 tỷ đồng tiền chuộc.

Vụ 3 giám đốc gây thiệt hại hơn 11.000 khối gỗ: Trả hồ sơ, yêu cầu giám định lại

Vụ 3 giám đốc gây thiệt hại hơn 11.000 khối gỗ: Trả hồ sơ, yêu cầu giám định lại

15:10 20/03/2024

Chiều 20/3, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên trả hồ sơ vụ án 'thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thuỷ cho Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế để điều tra bổ sung. Theo đó, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu giám định lại thiệt hại do chênh lệch sản lượng gỗ giữa phương án khai thác tận thu rừng trồng bị thiệt hại do cháy năm 2021 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thuỷ đã được phê duyệt đối với...

Thượng Sơn nghe chuyện chạy dịch

Thượng Sơn nghe chuyện chạy dịch

07:10 21/06/2023

TP - Dù đã nhiều lần tác nghiệp ở miền Tây xứ Nghệ, nhưng chuyến đi một mình lên miền sơn cước nghe chuyện “chạy dịch” đối với một phóng viên nữ như tôi là một kỷ niệm đáng nhớ. Ở đó có những câu chuyện mặn mồ hôi, nước mắt của những người con xứ Nghệ xa quê, nhọc nhằn mưu sinh nơi đất khách quê người.

Co loi xay ra
Co loi xay ra