TP - Việc phải đối mặt nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử, áp lực từ chính bản thân, từ bạn bè, thầy cô, cha mẹ… khiến nhiều học sinh bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Càng gần những đợt thi quan trọn, số trẻ mắc lo âu, rối loạn tâm lí càng gia tăng.
Mới đây, các bác sĩ Khoa Sức khoẻ vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) tiếp nhận và điều trị cho một nữ sinh 12 tuổi, nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và luôn hoảng sợ. Người nhà nữ sinh chia sẻ, trẻ có tính cách hiền lành, ngoan ngoãn, học lực giỏi.
Tuy nhiên, thời gian qua do áp lực phải đạt được vị trí đứng đầu lớp mới được vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi của trường, khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.
Tình trạng này kéo dài khiến trẻ cảm thấy sợ đi học và không dám đến trường học. Mỗi lần nghĩ tới chuyện đi học, trẻ lại cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Điều này ngày càng khiến cho trẻ mất ngủ, không tập trung vào học, học lực giảm sút.
Kết quả học tập giảm, lại càng khiến trẻ cảm thấy lo lắng vì bị bạn bè chê cười, xem thường và thầy cô giáo khiển trách. Trẻ cảm thấy chán nản và không còn thiết tha mọi thứ trong cuộc sống. Thấy tình trạng bất thường của con, gia đình trẻ lo lắng và đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị.
TS Ngô Anh Vinh tư vấn tâm lí cho bệnh nhi |
Trường hợp khác cũng nhập viện điều trị tại khoa Sức khoẻ vị thành niên là một nữ học sinh (lớp 9, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng bồn chồn không yên, khó ngủ, lo lắng, hay khóc…Tình trạng này diễn ra liên tục khi kì thi đến gần khiến phụ huynh vô cùng lo lắng và đã đưa trẻ đến khám và điều trị.
“Với trẻ em ở lứa tuổi học đường, cha mẹ và người thân cần sớm nhận biết dấu hiệu căng thẳng, lo âu, thậm chí sợ hãi của trẻ như: mệt mỏi, hay hồi hộp, lo lắng, vã mồ hôi, khó chịu, bồn chồn, rối loạn cảm xúc (cáu giận, bực bội, phản ứng thái quá trước những việc bình thường), ăn ngủ kém, hay đau bụng đi ngoài mỗi khi căng thẳng...”.
Bác sĩ Nguyễn Hàm Hội, khoa Phẫu thuật Tiêu hóa-
Gan Mật Tụy (Bệnh viện Bạch Mai)
TS. Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khoẻ Vị thành niên cho biết, cả hai bệnh nhi trên được các bác sĩ xác định có rối loạn về tâm lí liên quan đến áp lực học tập căng thẳng. “Trong năm 2022, khoa Sức khoẻ Vị thành niên tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lí ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội (từ lớp 6 đến lớp 9) cho thấy các biểu hiện lo âu ở trẻ chiếm tỉ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm là 26,1%”, bác sĩ Vinh nói.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong các trẻ đến khám và điều trị vì các biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng, có nhiều trẻ được đánh giá ngoan, có thành tích học tập khá giỏi. Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân mình để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô khiến trẻ nỗ lực không ngừng. Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thậm chí trầm cảm nhất là khi không đạt được kì vọng như mong muốn. “Nguyên nhân của rối loạn trên thường là do: khối lượng kiến thức quá nhiều, trẻ chuẩn bị cho kì thi chưa tốt, tâm lí chưa vững vàng , áp lực từ nhà trường, bố mẹ…”, các chuyên gia tâm lí nhận định.
Theo bác sĩ Ngô Anh Vinh, áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Bệnh thường diễn biến âm thầm, là kết quả của cả quá trình trẻ phải chịu áp lực về học tập ,thi cử.
Dấu hiệu nhận biết
Bác sĩ Nguyễn Hàm Hội, khoa Phẫu thuật Tiêu hóa- Gan Mật Tụy (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng: “Các bậc làm cha mẹ nên quan tâm tới con mình khi trẻ có những hành vi và cảm xúc bất thường như: hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người; trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn, bỏ ăn.
Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực,tim đập nhanh… Lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp”, bác sĩ Hội chỉ ra những dấu hiệu nhận biết. Theo bác sĩ Hội, học sinh cuối cấp đặc biệt là cấp 3 thường hay phải đối mặt với nhiều áp lực học tập - thi cử không chỉ từ chính bản thân mình, từ bạn bè, thầy cô, mà còn cả từ bậc phụ huynh.
“Cha mẹ nào cũng mong những điều tốt đẹp cho con, nhưng cũng có phụ huynh sốt ruột khi điểm số của con chưa cao, lo lắng khi con không được vào top học sinh giỏi trong lớp và gây áp lực lại lên chính các con. Vì vậy, cha mẹ không nên kì vọng quá nhiều vào con vì điều này vô tình tạo áp lực lớn cho con mình. Cha mẹ nên hiểu rõ về năng lực, sở trường của con để đặt ra mục tiêu, chọn trường, chọn lớp phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con mình để đưa ra những tư vấn cũng như định hướng đúng đắn giúp trẻ giải toả được những áp lực về học tập - thi cử”, TS Vinh nói.
Ngoài ra cha mẹ cũng cần đảm bảo cho con mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ, tập luyện thể dục - thể thao đều đặn sẽ giúp con có một sức khỏe tinh thần tốt để tự tin vượt qua các kì thi một cách tốt nhất.
Trong hàng ngàn năm, con người đã chôn cất những kho báu. Chúng đã được giấu kín vì nhiều lý do như là vật tế lễ tôn giáo cho các vị thần hoặc bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của quân đội.
Do hạn hán, mực nước sông Onyar xuống thấp chỉ còn ngang bắp chân người, cơ quan chức năng Tây Ban Nha phải tìm cách giải cứu cá trên sông.
Bạn đọc Nguyễn Nam ở Bắc Ninh hỏi, tôi mới đi làm nên có ý định mua chiếc xe máy cũ. Vậy theo quy định mới nhất hiện nay, thủ...
Bình Thuận - Xe khách giường nằm lao xuống rãnh thoát nước sau khi tông hàng loạt dải phân cách cứng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết .
Cục An toàn thông tin cảnh báo việc lừa đảo bán máy 'giả 4G' đang xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, người dân nên tránh mua dù giá rẻ.
TP - GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ) và GS Võ Tòng Xuân (người Việt Nam) cùng nhận Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển. Hai ông có chung một khát vọng là thế giới không còn tình trạng thiếu, đói và nông dân bớt nghèo, đồng thời mong muốn dùng tiền thưởng để phát triển các giống lúa mới.
Bí ẩn bao quanh ngôi mộ thời kỳ Đồ Sắt được chôn cất trên đảo Bryher (thuộc quần đảo Scilly nằm ở phía tây nam lục địa Anh) đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học kể từ khi được phát hiện vào năm 1999. Các cuộc khai quật cho thấy, trong ngôi mộ có một thanh kiếm bằng hợp kim đồng và một chiếc khiên bên cạnh hài cốt, đây là những dụng cụ thường được chôn cất cùng đàn ông thời kỳ đồ sắt. Tuy nhiên, điều khiến các nhà nghiên cứu trở nên bối rối...
Một người phụ nữ Canada liên tục say xỉn dù không uống một giọt rượu nào do mắc phải hội chứng hiếm gặp mang tên 'hội chứng tự lên men'.
Nhiều tài xế non tay chia sẻ lần đầu cho ôtô xuống đò qua sông họ đều cảm thấy rất run sợ.