Nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức lễ tri ân các thầy cô giáo một cách phô trương, hình thức.
Chị Nguyễn Hồng Nhung (36 tuổi, trú TP Vinh, Nghệ An) có con học lớp 5 phản ánh: Vào những ngày cuối năm học, hội trưởng phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp đề nghị đóng tiền để tổ chức lễ tri ân giáo viên.
Cụ thể đề nghị phụ huynh góp mỗi em 385.000 đồng, để chi cho các khoản: quà tặng nhà trường, quà ban giám hiệu, các cô giáo bộ môn lớp 5, các cô chủ nhiệm từ 1- 4 của từng lớp, chi phí ăn uống cho khách mời... Hoạt động này xuất phát từ chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
Đó là hoạt động chung của trường, các lớp còn tổ chức riêng nữa, lại phải nộp thêm. Ngoài ra, nhiều lớp cuối cấp THCS, THPT còn tổ chức liên hoan lớp, chụp ảnh kỉ yếu rất tốn kém, với chi phí hàng triệu đồng/em.
Bên cạnh những phụ huynh đồng thuận, có những phụ huynh gia đình còn nhiều khó khăn dù không muốn nhưng cũng phải chấp nhận tham gia vì sợ ảnh hưởng đến con.
Nhiều phụ huynh cho biết, từ đầu năm đã phải nộp nhiều khoản tiền như học phí, quỹ lớp, tiền xã hội hóa, tiền đồng phục, bảo hiểm, gửi xe...đến cuối năm lại phát sinh thêm một khoản thu, làm phụ huynh nghèo thêm vất vả.
Đặc biệt, các lớp cuối cấp lịch học thêm dày kín, chi phí cho việc học thêm, thi thử rất tốn kém, gấp nhiều lần học phí theo quy định của nhà nước.
Nhìn nhận từ góc độ lịch sử và nguyên lý giáo dục, nhà giáo, nhà báo Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh) cho rằng, trong cả mấy chục năm đi dạy, ông không hề thấy các nhà trường, các lớp tổ chức lễ tri ân giáo viên.
Có chăng là cuộc liên hoan cuối năm, thầy trò chụp chung tấm ảnh kỉ niệm. Hoạt động với tên gọi “lễ tri ân” mới diễn ra vài năm gần đây, ngày càng phổ biến, mang tính hình thức và tạo thêm gánh nặng đóng góp cho phụ huynh.
“Đối với giáo viên, giảng dạy và giáo dục là công việc làm công ăn lương, đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm. Kể cả dạy miễn phí, người thầy càng không bao giờ yêu cầu học sinh tổ chức lễ tri ân mình” - nhà giáo Lê Văn Vỵ chia sẻ.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, tính nhân văn là nền tảng, gốc rễ và mục đích của giáo dục. Do đó, nhà trường không nên tổ chức các hoạt động làm phiền hà, tốn kém cho gia đình học sinh. Bên cạnh đó, thầy cô cần giáo dục cho các em ý thức tiết kiệm, thực tế.
Đương nhiên cần giáo dục cho học sinh về lòng biết ơn, tình cảm và trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên, tình cảm tri ân cần được biểu hiện ở ý thức phấn đấu học hỏi, vươn lên, trở thanh công dân tốt, đóng góp cho xã hội.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua đã có hiện tượng lợi dụng hoạt động tổ chức lễ tri ân trong nhà trường. Do đó, cần xem xét bãi bỏ hoạt động mang tính hình thức này.
HĐND tỉnh Lâm Đồng đã miễn nhiệm chức danh chủ tịch HĐND tỉnh với cựu bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận.
Tự bào chữa, cựu phó tổng giám đốc SCB Trần Thị Mỹ Dung nói luôn giằng xé 'một nỗi đau không biết bao giờ nguôi, biết phải trả giá sai lầm nhưng cái giá ở đây quá đắt'.
Ngày 27.3, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đã có hơn 1.000 trường hợp bị lập biên...
Ba thanh thiếu niên chở nhau bằng xe máy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Các trường hợp này đều không đội mũ bảo hiểm.
Sáng 7.5, UBND xã Lâm Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình ) cho biết, vừa xảy ra vụ án mạng trên địa bàn.
Hà Nội – Việc đỗ xe trên vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng gây bức xúc dư luận, nhưng khó xử lý vì chưa có quy định cụ thể.
Phát hiện ma túy khi bắt ốc trên kè chắn sóng ở đảo Lý Sơn, người dân báo cảnh sát thu gom thêm, tổng cộng gần 30 kg trong bao da.
Ngoại trưởng Retno cho biết “ASEAN quan trọng” - trọng tâm thứ nhất - là duy trì vai trò trung tâm của ASEAN để tổ chức khu vực này có thể trở thành động lực thúc đẩy hòa bình và ổn định.
Ông Phan Thanh Hải - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông , bị đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật .