Biểu tình căng thẳng tại đại học New York khiến sinh viên Do Thái không thể lên lớp, khiến Nhà Trắng phải lên tiếng quan ngại.
"Mọi công dân Mỹ có quyền biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên, diễn ngôn mang tính bạo lực và đe dọa thân thể, nhắm vào sinh viên Do Thái và cộng đồng Do Thái, cần được nhìn nhận là hành vi bài xích Do Thái trắng trợn, trái đạo lý và nguy hiểm. Tất cả đại học và mọi nơi trên đất Mỹ không thể chấp nhận hành vi này", phó thư ký Báo chí Nhà Trắng Andrew Bates ngày 21/4 nhấn mạnh.
Nhà Trắng ra thông cáo sau khi các vụ biểu tình phản đối chiến sự Israel - Hamas và ủng hộ người Palestine ở một loạt trường đại học Mỹ gia tăng căng thẳng, nổi bật là làn sóng biểu tình ở Đại học Columbia thuộc bang New York bắt đầu từ cuối tuần qua.
Hàng chục người biểu tình có lập trường ủng hộ Palestine đã dựng lều trong khuôn viên trường đại học, gây áp lực với sinh viên có nét nhận diện Do Thái và hô hào các khẩu hiệu mang tính kỳ thị, trong đó có thông điệp phản đối Israel.
Chủ tịch Đại học Columbia Minouche Shafik đã phải đề nghị cảnh sát thành phố New York can thiệp, dẹp lều trại của người biểu tình. Hơn 100 người bị bắt vì chống người thi hành công vụ vào cuối tuần qua. Sinh viên liên quan làn sóng biểu tình bị đình chỉ học phần, trong đó có con gái của hạ nghị sĩ Ilhan Omar thuộc đảng Dân chủ.
Giáo sĩ Do Thái Elie Buechler, hoạt động tại Đại học Columbia, đã kêu gọi khoảng 300 sinh viên theo Do Thái giáo Chính thống không đến trường để đảm bảo an toàn cho bản thân. Ông bày tỏ lo ngại nhân viên an ninh trường lẫn cảnh sát thành phố New York đang không thể kiểm soát tình hình và không đủ khả năng bảo vệ sinh viên Do Thái trong khuôn viên Đại học Columbia.
Andrew Bates lên án một bộ phận sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine trong các trường đại học Mỹ thời gian qua "lan truyền thông điệp cực đoan từng thấy ở một số tổ chức khủng bố", xuất hiện ngay trước thềm Lễ Vượt qua (Quá Hải) của tín đồ Do Thái giáo. Nhà Trắng cho rằng thủ thuật biểu tình này là hành động "đáng ghê tởm và cần bị lên án mạnh mẽ".
Kể từ sau sự kiện ngày 7/10/2023, khi Hamas tấn công miền nam Israel khiến hơn 1.100 người thiệt mạng, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã mở chiến dịch quân sự trên toàn bộ Dải Gaza với mục tiêu phi quân sự hóa vùng đất và loại bỏ hoàn toàn Hamas.
Chiến dịch gây nhiều tranh cãi về khủng hoảng nhân đạo. Tel Aviv đang lên kế hoạch thiết lập vùng đệm an ninh dọc theo biên giới Israel - Dải Gaza, bất chấp phản đối từ quốc tế.
Theo cơ quan y tế Gaza, chiến dịch trả đũa của Israel đã khiến hơn 34.000 người thiệt mạng trong khu vực, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. IDF khẳng định đã hạ hơn 13.000 thành viên Hamas.
Cuộc chiến kéo dài hơn 6 tháng nhưng các bên chưa có dấu hiệu tiến gần đến thỏa thuận ngừng bắn. Các nỗ lực đàm phán trung gian của Ai Cập, Mỹ và Qatar vẫn chưa tạo được đột phá.
Thanh Danh (Theo CNN, Hill)
Phó tổng thống Yemen cho rằng liên minh Biển Đỏ do Mỹ dẫn đầu 'yếu ớt' vì không có các cường quốc khu vực như Arab Saudi, UAE, Ai Cập.
Tuần trước, IMO đã thông qua nghị quyết đầu tiên lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng thất bại trong vụ phóng vệ tinh do thám hôm 31/5.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/12.
Philippines cử tàu hải quân và cảnh sát biển hộ tống đoàn phương tiện của ngư dân ra bãi cạn Scarborough, do lo ngại bị Trung Quốc cản trở.
Thủ tướng Netanyahu bác bỏ các điều kiện của Hamas về việc chấm dứt xung đột và thả con tin, trong đó có yêu cầu Israel rút quân hoàn toàn khỏi Gaza.
Ngày 14-9, Nga và Ukraine vừa trao đổi 206 quân nhân trong một thỏa thuận do Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là trung gian.
Ngày 8-11, Bộ Tư pháp Mỹ công bố các cáo buộc liên bang về âm mưu bất thành của Iran nhằm ám sát ông Trump từ trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Odessa bị hư hại, các nước phản ứng về thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.