AT&T, một trong những nhà mạng lớn nhất của Mỹ, cho biết đã bị tấn công mạng và lộ thông tin cuộc gọi, tin nhắn từ "gần như tất cả" khách hàng.
Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hầu hết người dùng dịch vụ của AT&T và khách hàng của Cricket, Boost Mobile và Consumer Cellular - các nhà cung cấp mạng ảo di động (MVNO) sử dụng nền tảng của AT&T.
Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm số điện thoại mà khách hàng đã tương tác, "số lần gọi/nhắn tin và tổng thời gian gọi trong các ngày cụ thể" từ 1/5 đến 31/10/2022, và một số thông tin từ ngày 2/1/2023. Tuy nhiên, AT&T cho biết dữ liệu không bao gồm nội dung cuộc gọi hoặc tin nhắn, cũng như bất kỳ số bảo hiểm xã hội, ngày sinh hay thông tin cá nhân khác.
Dù không có tên người dùng trong dữ liệu rò rỉ, hiện có nhiều công cụ trực tuyến có thể tra cứu và liên kết được số điện thoại với tên người dùng cụ thể.
Alex Byers, người phát ngôn của AT&T, thừa nhận với The Verge rằng kẻ tấn công đã truy cập vào thông tin thông qua tài khoản công ty trên nền tảng đám mây bên thứ ba - Snowflake, tương tự sự cố với dịch vụ bán vé Ticketmaster và ngân hàng Santander Bank.
AT&T đã biết về sự việc từ tháng 4, nhưng TechCrunch dẫn lời người phát ngôn của FBI rằng "AT&T, FBI và Bộ Tư pháp Mỹ đã thống nhất hoãn thông báo với công chúng và khách hàng hai lần, do những nguy cơ tiềm ẩn cho an ninh quốc gia và an toàn công cộng".
Trên blog, nhà mạng Mỹ nói chưa có dấu hiệu kẻ tấn công phát tán dữ liệu lấy được và đang hợp tác với nhà chức trách để giải quyết vấn đề, cũng như cho biết một người đã bị bắt giữ.
"Chúng tôi sẽ thông báo cho khách hàng hiện tại và trước đây về những thông tin của họ đã bị ảnh hưởng. Chúng tôi thành thật xin lỗi về sự cố và cam kết bảo vệ thông tin mà chúng tôi được giao", AT&T viết.
Sự việc trên diễn ra vài tháng sau khi một vụ rò rỉ tiết lộ thông tin hơn 73 triệu thuê bao của AT&T. Hồi tháng 3, nhà mạng thông báo 7,6 triệu tài khoản khách hàng hiện tại và 65,4 triệu tài khoản khách hàng cũ bị rao bán trên "chợ đen". Trong đó, có nhiều thông tin nhạy cảm như tên, địa chỉ, số điện thoại di động, ngày sinh, số an sinh xã hội, mã bảo mật passcode vốn được mã hóa nghiêm ngặt. Passcode là chuỗi 4 ký tự số, khác với mật khẩu, dùng như lớp bảo vệ bổ sung cho tài khoản của người dùng. Nhà mạng cho biết dữ liệu có thể bị lấy sau một vụ tấn công từ năm 2019 hoặc sớm hơn.
Loài thằn lằn mù mới thuộc họ Dibamidae có màu sắc thay đổi từ nâu xám đến nâu hồng, với các đốm xám lớn không đồng đều, được các nhà khoa học phát hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa.
Nghiên cứu mới nhận định 'sát thủ' sao lùn trắng có thể hủy diệt Trái đất của chúng ta cũng như những hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.
Mùa xuân năm 2013, một ngôi mộ cổ được tìm thấy ở thành phố cổ Tân Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nhóm chuyên gia khảo cổ đến từ Viện Khảo cổ Sơn Tây được cử xuống kiểm tra, nhưng ngôi mộ cổ tới năm 2014 mới được khai quật do nhiều lý do. Sau khi mở mộ cổ, các chuyên gia nhận thấy nó bị phá hoại và hư hại nghiêm trọng do những kẻ trộm mộ. Thi thể của chủ nhân ngôi mộ cũng biến mất. Mộ thất bị trộm gần hết chỉ sót lại vài mảnh vỡ của quan tài....
Theo dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, có nhiều quy định mới về trường hợp cảnh sát giao thông được di chuyển xe vi phạm.
Singapore cân nhắc xây các đảo nhân tạo ngoài khơi bờ biển phía đông để bảo vệ những vùng đất thấp khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Tình trạng lừa đảo qua điện thoại ngày càng phổ biến, tinh vi hơn khiến người dùng khó nhận ra và dễ dàng bị mắc bẫy. Do đó, chúng ta nên cẩn thận với những số thuê bao lạ gọi đến, cách tốt nhất là nên biết các nhận biết và kiểm tra số điện thoại lừa đảo trước khi nghe máy. Cách nhận biết số điện thoại lừa đảo Để tránh tiền mất tật mang, người dùng cần nắm vững cách nhận biết các đầu số điện thoại lừa đảo. Các đầu số điện thoại lừa đảo thường...
Ôm lồng ghẹ hơn 200 con đang mang trứng, Lê Chiến, 40 tuổi, lặn xuống thật sâu thả chúng về với biển để tiếp tục công việc sinh sản.
Các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường dài 405 km dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc dường như được xây dựng vội vàng để ngăn quân xâm lược.
Sadd-el-Kafara được coi là đập nước quy mô lớn cổ xưa nhất thế giới với chiều dài 113 m, chiều cao 14 m và chiều rộng chân đế 98 m.