Nhà hoạt động phản chiến Nga Boris Nadezhdin có nguy cơ bị loại khỏi cuộc đua tổng thống do nhiều chữ ký của người ủng hộ ông được xác định không hợp lệ.
Boris Nadezhdin hôm nay cho biết nhóm công tác của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) phát hiện 15% chữ ký của người ủng hộ mà ông đã đệ trình được xác định không hợp lệ. Nếu được xác nhận, con số này sẽ cao gấp ba lần tỷ lệ sai sót cho phép và là cơ sở để ủy ban không cấp tư cách tranh cử cho Nadezhdin.
Người phát ngôn của Nadezhdin cho biết ủy ban sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này vào 7/2. Nadezhdin đăng trên Telegram ông sẽ kháng nghị lên Tòa án Tối cao nếu ủy ban không chấp nhận tư cách tranh cử của ông.
Nadezhdin hôm 31/1 cùng trợ lý chuyển các thùng chứa 105.000 chữ ký của người ủng hộ tới CEC. Theo quy định, ứng viên phải thu thập ít nhất 100.000 chữ ký để đăng ký làm ứng viên tổng thống.
CEC hôm 2/2 thông báo phân tích ban đầu về chữ ký cho thấy một số người được liệt kê trong danh sách ủng hộ Nadezhdin đã chết.
Nadezhdin, 60 tuổi, có kinh nghiệm 30 năm hoạt động trên chính trường Nga, trong đó có thời gian ngắn làm nghị sĩ ở Hạ viện. Ông gần đây thu hút sự chú ý với cam kết chấm dứt xung đột Ukraine nếu đắc cử và được coi là "người thách thức" Tổng thống Vladimir Putin. Ông cho rằng Nga đã "phạm sai lầm" khi mở chiến dịch ở Ukraine, khẳng định ông sẽ nỗ lực kết thúc chiến sự thông qua đàm phán.
Tổng thống Putin, 71 tuổi, hôm 29/1 chính thức được ghi tên vào danh sách ứng viên tham gia cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra ngày 15-17/3, sau khi đáp ứng đủ điều kiện về chữ ký hợp lệ.
Tổng thống Putin là người thứ tư được CEC xác nhận tư cách ứng viên. Ba người trước đó là lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) Leonid Slutsky, nghị sĩ Vladislav Davankov và nghị sĩ Nikolay Kharitonov.
Huyền Lê (Theo Reuters)
Mới đây, Bộ Ngoại giao Angola cùng Hiệp hội thể thao Petro Atletica tổ chức hoạt động giao lưu với Ngoại giao đoàn và người nước ngoài tại Angola, thu hút sự tham gia của đông đảo cơ quan đại diện và kiều bào các nước tại Angola.
Hàng nghìn người Hungary biểu tình yêu cầu Thủ tướng Orban từ chức, sau khi trợ lý cấp cao của ông bị cáo buộc can thiệp vụ án hối lộ.
Chính phủ Nga vừa phê duyệt kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2026 nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước bảo tồn và củng cố các giá trị tinh thần cũng như đạo đức truyền thống.
Nga tuyên bố kiểm soát Selidovo, thành phố chốt chặn đông nam đô thị trọng yếu Pokrovsk, cùng loạt thành phố và khu định cư ở tỉnh Donetsk.
Phương Tây lên án Iran tập kích 'liều lĩnh' vào Israel, trong khi nhiều nước kêu gọi các bên kiềm chế, tránh lan rộng xung đột ở Trung Đông.
Bác sĩ tại nhiều bệnh viện công Ấn Độ đình công, biểu tình sau vụ một nữ bác sĩ nội trú ở Tây Bengal bị cưỡng hiếp và sát hại tại nơi làm việc.
Ngồi trong chiến hào dưới làn mưa đạn pháo từ Nga, một người lính Ukraine nói với các đồng đội: 'Các anh hãy để tôi lại, tôi không thể đi được nữa'.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khai mạc tại Jakarta, trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan.