Ngay sau đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phối hợp Trung tâm Y tế quận đến làm việc, điều tra, giám sát tình hình dịch bệnh.
Theo ghi nhận của tổ công tác, trong 3 ngày 22, 23 và 24/2, số học sinh có triệu chứng bệnh tại THCS Lê Văn Tám lần lượt là 14, 193 và 23 học sinh. Tại THCS Lam Sơn lần lượt là 5, 84, 17 học sinh. Số trẻ mắc bệnh trong giai đoạn này chiếm 11% tổng số học sinh cả 2 trường.
Triệu chứng chính của các học sinh này là đau họng, sốt, mệt mỏi, đau đầu/chóng mặt. Ngoài ra, khoảng 10-15% trường hợp có tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, Trạm Y tế phường 2 và phường 26 đã lập tức lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên 18 trường hợp để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Kết quả tất cả đều âm tính với virus gây COVID-19.
Ngoài ra, các nguồn cung cấp thức ăn và nước uống tại 2 trường này đều được xác nhận thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sở Y tế đã chỉ đạo các bác sĩ nhi khoa có nhiều kinh nghiệm (thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 và Nhi đồng Thành phố) do bác sĩ Trương Hữu Khanh làm trưởng nhóm đến các trường này để khám và chẩn đoán lâm sàng cho các học sinh còn triệu chứng.
Qua thăm khám và xét nghiệm nhanh cúm A/B âm tính (cho 26 trẻ có triệu chứng), các chuyện gia nhi khoa nhận định nguyên nhân gây bệnh ở những học sinh này khả năng cao là nhiễm siêu vi hô hấp, khá thường gặp ở trẻ em. Đây là căn bệnh do các tác nhân virus hay gây bệnh ở trẻ em như rhinovirus, adenovirus, coronavirus... gây ra. Đa phần bệnh diễn tiến nhẹ, tự khỏi và không cần nhập viện.
Thực tế, các học sinh ở cả 2 trường đã tự khỏi và không ghi nhận trường hợp cần nhập viện điều trị do tình trạng nặng. Ngoài ra, tổ công tác cũng ghi nhận có hiện tượng một số học sinh nghỉ học lý do cá nhân hoặc phụ huynh quá lo lắng, đây là “hiệu ứng đám đông”.
Sở Y tế đã yêu cầu y tế địa phương hướng dẫn nhà trường thông tin đầy đủ, chính xác đến phụ huynh, học sinh và khuyến cáo học sinh rửa tay thường xuyên, ăn sạch, uống sạch, đeo khẩu trang khi bị bệnh để không lây lan bệnh truyền nhiễm trong trường học.
Các chuyên gia y tế cảnh báo thời tiết giao mùa ở khu vực phía Nam khiến số người mắc bệnh hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em gia tăng.
Phụ huynh cần giữ ổn định sinh hoạt của trẻ, như cho con uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, đeo khẩu trang nhằm tránh gió, bụi, giảm nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với trẻ hay người lớn đang bị bệnh hô hấp.
Những ngày vừa qua, một đàn cò trắng có số lượng lên đến hàng nghìn con đã xuất hiện tại TP Điện Biên Phủ , tỉnh Điện Biên khiến người...
Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tỉnh Bình Định cùng các địa phương khác phải xử lý nghiêm, giải quyết dứt điểm các trường...
Hơn 1 năm qua, rừng trồng keo tràm của gia đình ông Châu bị kẻ xấu hãm hại đến 4 lần với hơn 3.000 cây bị chặt phá, phun thuốc gây chết cây. Trước tài sản lớn, ông Châu chỉ biết cầu cứu cơ quan công an.
Đi vay tiền để trồng chè năm 2001, ông Võ Văn Đồng phải nói dối vay nuôi gia súc, bởi lúc đó xã chỉ có 3 hộ trồng cây này và đều còi cọc.
Đang có hiện tượng nhiều nhà xe và tài xế nhờn luật, chạy ẩu gây tai nạn do thiếu quy định và chế tài nặng.
Ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dành nhiều chia sẻ với công nhân lao động tỉnh Ninh Thuận...
Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19.11.2023 với nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa đặc sắc cùng các...
Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đề xuất tổ chức đánh giá hiện trạng nhà dân khu vực ảnh hưởng của sạt lở, có chế độ, chính sách hỗ trợ khẩn cấp.
Ngày 7.7 Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tiến hành lập biên bản, hồ sơ tạm giữ gần 20 xe máy của nhóm thiếu niên tụ tập nẹt...