Thấy trên mạng xã hội chia sẻ về phương pháp điều trị đau khớp gối bằng cách cho ong châm, người phụ nữ làm theo sau đó bị nhiễm trùng hoại tử cẳng chân, phải mổ cấp cứu.
Có tiền sử viêm khớp dạng thấp 20 năm nay, bà T.T.H (43 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) thường xuyên tự dùng thuốc tại nhà. Gần đây, bà xuất hiện đau nhiều các khớp gối, cổ bàn tay 2 bên. Tuy vẫn thuốc như mọi khi nhưng thấy không đỡ nên đã tự ý dừng thuốc đột ngột và chuyển điều trị ong châm khớp gối.
Bà H. cho hay từ 6 năm trước đã từng tìm đến phương pháp dùng ong châm vào chân để chữa khớp gối và cảm thấy có đỡ. Hơn một tháng trước, khi cơn đau tái phát, bà tiếp tục áp dụng phương pháp này tại nhà một thầy lang, dẫn đến tình trạng ong châm chi chít ở cả hai đầu gối.
Sau khi bị ong đốt, bà H. xuất hiện triệu chứng sưng đau kéo dài tại vị trí bị đốt, dẫn đến mưng mủ khớp gối nhưng không đến bệnh viện. Nghe lời người dân mách, bà lại tự đắp, bôi nhiều loại thuốc nam tại nhà. Tuy nhiên, sau mấy ngày, cẳng chân phải chỗ đắp thuốc sưng đau hoại tử kèm sốt cao liên tục, khi sốt thì mê man, nói nhảm.
Tình trạng nhiễm trùng lan xuống mu bàn chân phải, khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái nhiễm độc tiền hôn mê và phải mổ cấp cứu.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội), bà H. được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm mô mềm, viêm đa khớp dạng thấp với triệu chứng kích thích, nói nhảm, sốt liên tục, sưng đỏ đau cẳng chân phải nhiều, loét hoại tử chảy mủ mu bàn chân phải, biến dạng khớp bàn ngón tay 2 bên.
Sau khi điều trị ổn định, bà H. được chỉ định phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử. Bác sĩ Phạm Văn Tỉnh, khoa ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết ca mổ kéo dài gần một tiếng.
Các phẫu thuật viên đã tập trung cắt lọc tổ chức hoại tử và làm sạch các khoang ở cẳng chân. Sau mổ, bệnh nhân dần ổn định và ý thức đã tỉnh táo lại.
Hiện bệnh nhân H. đang được điều trị bằng hệ thống hút liên tục tại vết mổ để chờ vết thương ổn định trước khi tiến hành cấy da từ vùng đùi xuống.
Bác sĩ Tỉnh cũng khuyến cáo khi gặp vấn đề về sức khỏe, người dân hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thay vì tự điều trị tại nhà hoặc sử dụng những phương pháp không được kiểm chứng.
Đối với những bệnh nhân bị viêm mô bào, nếu được can thiệp hoặc mổ kịp thời, tổn thương sẽ ít nghiêm trọng và không cần vá da.
Những trường hợp nặng, đặc biệt với những người đã sử dụng corticoid kéo dài, hệ thống miễn dịch sẽ kém, làm tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, những trường hợp như bệnh nhân này cần đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh, tư vấn và điều trị.
Nigeria là quốc gia đầu tiên phê duyệt và sử dụng vaccine Men5CV mới, nhằm kiểm soát dịch viêm màng não mô cầu đang bùng phát trong nước.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng, diễn biến phức tạp, biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.
Hiện đang mùa sinh sản nên sứa lửa xuất hiện tại một số vùng biển ở Nha Trang, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tắm biển.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phê bình giám đốc Sở Y tế liên quan việc chậm trễ trong tham mưu nội dung công việc, dù đã được giao nhiệm vụ từ tháng 11-2023.
Ngày 10-6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: các bác sĩ đã phẫu thuật nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn lao động.
Nhiều người dân quan tâm, khi chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cơ sở của bệnh viện tại đường Yersin, TP Nha Trang sẽ được làm gì?
Nhiều bệnh viện có nhà vệ sinh không thua kém ở khách sạn, nhưng cũng có những nơi nhà vệ sinh là nỗi ám ảnh của bệnh nhân.
Các chuyên gia về y tế cho rằng đề xuất của Bộ Y tế mới đây về việc các cặp vợ chồng tự quyết định sinh bao nhiêu con hoàn toàn phù hợp với thực trạng già hóa dân số hiện nay.
Sự cố tấm kính rơi khiến chị H.M.L. chấn thương nặng, hiện đang được cấp cứu và phải trải qua nhiều lần phẫu thuật.