Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ

10:10 16/09/2024

Các cơ sở y tế tại nhiều tỉnh thành phía Bắc đang tập trung nguồn lực cứu nạn nhân chấn thương do sạt lở, ngăn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Người dân dọn dẹp nhà cửa sau mưa lũ tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Ảnh: NAM TRẦN

Lực lượng y tế dự phòng tại các địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân phòng chống dịch ra sao?

Dịch có thể bùng phát trên diện rộng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Lương Tâm, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết sau bão lũ vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, da liễu, đau mắt đỏ, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy… Nguyên nhân do nguồn nước, nguồn thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm do các mầm bệnh có sẵn trong nước, chất thải của người và động vật.

Người dân thiếu nước sạch sinh hoạt, sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo dễ dẫn đến nhiễm bệnh.

Ông Tâm cho hay hiện Bộ Y tế đã triển khai đánh giá tình hình ảnh hưởng sau bão lũ của các địa phương, khuyến cáo người dân phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, xem xét tình trạng của các địa phương để có phương án hỗ trợ chuyên môn, ngân sách chống dịch phù hợp.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho rằng dịch bệnh sau mưa bão lần này có thể sẽ diễn biến phức tạp hơn so với những đợt bão lũ trước đây. Nguyên nhân do bão lũ năm nay xảy ra trên diện rộng, nhiều tỉnh thành chịu ảnh hưởng, dịch bệnh có thể lây lan từ vùng dịch này đến vùng dịch khác.

Ông Hùng nêu rõ bão lũ gây ngập úng, nước dâng cao, sau khi nước rút có thể tiềm ẩn các mầm bệnh trong nguồn nước. Trong khi đó do mưa lũ rộng khắp, nguồn nước có thể di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác.

Đặc biệt, gia cầm bị chết do mưa lũ, xác động vật có thể trôi nổi, di chuyển đến các tỉnh thành khác cũng có thể mang theo dịch bệnh đang lưu hành ở địa phương đó.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng gia súc, gia cầm chết do mưa lũ làm thức ăn - Ảnh: người dân cung cấp

Phòng bệnh thế nào?

Một trong những bệnh lý phổ biến xảy ra sau mưa lũ là đau mắt đỏ. Theo bác sĩ Phùng Thị Thúy Hằng - phó trưởng khoa mắt Bệnh viện Bạch Mai, ngừa bệnh mắt luôn phải đi kèm vệ sinh mắt với vệ sinh môi trường.

  • Viêm kết mạc có thể bùng phát thành dịch sau lũ, phòng tránh thế nào? - Ảnh 1.

    Bệnh đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch sau lũ, phòng tránh thế nào?ĐỌC NGAY

"Viêm kết mạc sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch, lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm là trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 60 tuổi, bệnh rất dễ lây, có thể thành các vụ dịch lớn.

Bệnh lây từ người này sang người khác qua nước mắt và ghèn có chứa nhiều tác nhân gây bệnh.

Người bị viêm kết mạc hay lấy tay dụi mắt, sau đó cầm nắm vào các đồ vật sử dụng chung trong nhà, nơi làm việc, trường học… làm cho người khác khi sử dụng đồ vật đó bị lây", bác sĩ Hằng cho hay.

Đau mắt đỏ thường lành tính nhưng cũng có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt, cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho biết sau bão lũ người dân dễ mắc các bệnh liên quan đường tiêu hóa, trong đó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình 8 - 14 ngày.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo cần ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh môi trường bề mặt bằng các thuốc khử khuẩn thông thường. Đồng thời khi có biểu hiện đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, cần thông báo ngay cho y tế cơ sở.

Không sử dụng gia súc chết do mưa lũ làm thức ăn

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai...

Trường hợp các nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, giập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.

Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Á đưa ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ vào ảnh

Nguyễn Á đưa ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ vào ảnh

14:00 28/07/2024

Sách ảnh '70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca' vẫn chuyên nghiệp, bao quát và chi tiết như phong cách của Nguyễn Á.

Người trẻ Trung Quốc chuyển sang 'mốt' nuôi chim

Người trẻ Trung Quốc chuyển sang 'mốt' nuôi chim

11:20 05/04/2024

Khi trở về nhà mỗi ngày, Wu Junhui vội thả ba con vẹt ra khỏi lồng, gọi tên và ngắm thú cưng bay đến đậu trên tay.

Bố 60 tuổi còn xem phim không lành mạnh

Bố 60 tuổi còn xem phim không lành mạnh

10:40 15/06/2024

Tôi thật sự choáng váng khi biết mấy ngày vừa qua bố truy cập vào những web đen để coi các bộ phim 'mát mẻ'.

Nhiều món quà, phần việc ý nghĩa trong lễ ra quân Đông - Xuân tình nguyện tại Quảng Bình

Nhiều món quà, phần việc ý nghĩa trong lễ ra quân Đông - Xuân tình nguyện tại Quảng Bình

14:00 09/12/2023

Sáng ngày 9/12, tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2023, Xuân tình nguyện năm 2024”

Một bộ phận thanh niên công nhân đang gặp khó khăn trong cuộc sống

Một bộ phận thanh niên công nhân đang gặp khó khăn trong cuộc sống

14:30 28/04/2023

Ngày 28-4, tại Đồng Nai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội thanh niên công nhân năm 2023 với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên, thanh niên công nhân, người lao động.

Thành tích ấn tượng của 297 'nghị sĩ nhí' dự phiên họp Quốc hội trẻ em lần thứ II

Thành tích ấn tượng của 297 'nghị sĩ nhí' dự phiên họp Quốc hội trẻ em lần thứ II

17:30 03/09/2024

Trong số 297 đại biểu chính thức tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 238 em đạt các giải thưởng quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh, huyện/quận; 156 em là Liên đội trưởng, Liên đội phó; 39 em là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, huyện.

Du khách ngã tử vong vì leo lên cầu cao 192 mét chụp ảnh

Du khách ngã tử vong vì leo lên cầu cao 192 mét chụp ảnh

00:45 20/10/2024

Một nam du khách leo lên cây cầu cao 192 mét tại Tây Ban Nha để chụp ảnh đăng mạng xã hội nhưng bị tuột tay, ngã tử vong.

Tranh cãi nghề 'phân tích hồ sơ hẹn hò'

Tranh cãi nghề 'phân tích hồ sơ hẹn hò'

14:30 07/06/2024

Xie Xiaodi, 29 tuổi, dành hàng giờ xem các video phân tích hẹn hò sau nhiều cuộc mai mối thất bại.

Tuổi thơ ùa về khi xem 'thủy chiến' trên cánh đồng

Tuổi thơ ùa về khi xem 'thủy chiến' trên cánh đồng

18:50 02/06/2024

Giữa cánh đồng đầy bùn đất, những đứa trẻ vẫn vui vẻ đá bóng, cười đùa sảng khoái.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới