Người tị nạn nhập cư: ‘Cơn đau đầu’ của châu Âu

09:50 11/07/2023

Kiểm soát dòng người tị nạn nhập cư tiếp tục là vấn đề thách thức với châu Âu, dù đó là Hà Lan, Pháp, Đức hay Italy.

(07.10) Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte đã sụp đổ về bất đồng liên quan đến vấn đề người tị nạn nhập cư. (Nguồn: El Pais)
Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte sụp đổ sau bất đồng liên quan đến vấn đề người tị nạn nhập cư. (Nguồn: El Pais)

Bài toán nan giải…

Cuối tuần vừa qua, chính phủ Hà Lan của Thủ tướng Mark Rutte đã sụp đổ sau khi liên minh cầm quyền không thể đạt thỏa thuận về chính sách tị nạn nhập cư.

Phát biểu ngày 7/7 tại The Hague trước khi gặp Vua Wilem-Alexander để hoàn tất các thủ tục, Thủ tướng Mark Rutte đã thừa nhận: “Các đối tác trong liên minh cầm quyền có quan điểm khác nhau về chính sách nhập cư. Song hôm nay, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi chưa thể vượt qua những khác biệt đó.”

Cụ thể, trước áp lực từ phe cánh hữu, nổi bật là đảng Tự do (PVV) đối lập chính, đảng Nhân dân Tự do và dân chủ (VVD) dẫn đầu liên minh cầm quyền buộc phải siết chặt hơn quy định tiếp nhận người tị nạn tại Hà Lan, vốn đã được coi là nghiêm ngặt hàng đầu tại châu Âu.

Căng thẳng ở The Hague đạt đến cao trào sau khi ông Rutte yêu cầu các đảng còn lại ủng hộ việc hạn chế tiếp nhận con cái của người tị nạn và gia đình theo diện này phải chờ hai năm trước khi đoàn tụ. Đảng Liên minh Cơ đốc giáo và D66 đã phản đối đề xuất này.

Tin liên quan
Chính phủ Hà Lan sụp đổ, Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức vì lý do gì?
Chính phủ Hà Lan sụp đổ, Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức vì lý do gì?

Hiện ông Rutte và nội các sẽ tiếp tục lãnh đạo với tư cách chính phủ tạm quyền đến khi đất nước châu Âu lập được chính phủ mới sau tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Ngày 10/7, chính trị gia này cũng khẳng định sẽ không tham gia tranh cử và sẽ rời vị trí Chủ tịch VVD ngay khi kết quả ngã ngũ.

Với hơn 13 năm cầm quyền và chiến thắng liên tục trong 4 cuộc bầu cử cùng tiếng nói có trọng lượng tại Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Mark Rutte rõ ràng là một chính trị gia “lão làng” ở xứ sở hoa tulip và châu Âu. Tuy nhiên, đây vẫn là một bài toán khó ông chưa thể giải, đồng thời là “lỗ hổng” được phe cánh hữu tiếp tục khai thác triệt để. Lãnh đạo PVV Geert Wilders nhấn mạnh: “Đảng chúng tôi có thể đạt đa số để siết chặt một cách đáng kể dòng người nhập cư”.

Theo thống kê, 46.000 người nộp đơn xin tị nạn ở Hà Lan năm ngoái và dự kiến sẽ đạt 70.000 năm nay, vượt đỉnh của khủng hoảng tị nạn năm 2015. Điều này đã gây áp lực lên các cơ sở tị nạn và chính phủ nước này.

…không của riêng ai

Xét cho cùng, thật khó để trách ông Rutte khi tại nhiều nước châu Âu khác, câu chuyện về người nhập cư vẫn là bài toán khó với tác động đa chiều về chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa-xã hội… và không nhiều đáp án.

Cùng lúc ông Rutte tuyên bố từ chức, đụng độ bạo lực tại lễ hội văn hóa của người Eritrea nhập cư ở thành phố Giessen, bang Hesse tại Đức đã khiến 26 nhân viên an ninh bị thương. Trước đó, vào tháng Tư, chính quyền Rome áp đặt tình trạng khẩn cấp về vấn đề người nhập cư tị nạn sau khi một lượng lớn tìm cách đặt chân lên bờ biển phía Nam của nước này, gây nguy hiểm cho chính họ, đồng thời tạo áp lực lên hệ thống trại tị nạn Italy.

Riêng tại Pháp, năm 2022, Bộ Nội vụ nước này ghi nhận 131.000 người đăng ký tị nạn và 56.000 người được phê duyệt, đưa tổng số người tị nạn lên hơn nửa triệu người. Pháp còn là điểm đến cuối cùng của nhiều người nhập cư theo dạng phổ thông từ châu Phi khối Pháp ngữ. Ước tính, số người gốc Phi tại đây hiện vượt 3 triệu người, tương đương 4,6% dân số và sẽ tiếp tục tăng.

Một mặt, đây là nguồn lao động dồi dào, giải quyết nguy cơ già hóa dân số. Không ít người tị nạn nhập cư có tay nghề cao đang đóng góp tích cực cho nước Pháp. Mặt khác, số lượng ngày càng lớn, khác biệt về điều kiện kinh tế-xã hội, bất đồng văn hóa và nguy cơ gây mất an ninh tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cho Paris.

Bộ phim The Intouchables (2011), kể về tình bạn đặc biệt giữa một thanh niên gốc Algeria và tỷ phú người Pháp bị liệt sau tai nạn lượn dù, là điều nước này hằng mong muốn. Song làn sóng bạo loạn, bùng phát sau khi cảnh sát bắn chết một thanh niên gốc Phi và diễn ra trong 6 ngày tại nhiều thành phố lớn, đã kéo Paris trở về thực tại. Hơn 4.000 người bị bắt giữ, 700 cảnh sát bị thương, 1.100 tòa nhà bị tấn công, 6.000 phương tiện bị đốt cháy với thiệt hại kinh tế lên tới 1,1 tỷ USD. Chừng đó là lời nhắc nhở gay gắt tới Pháp nói riêng và châu Âu nói chung về hệ quả khó lường nếu vấn đề người tị nạn nhập cư không được kiểm soát hiệu quả.

Xét cho cùng, thật khó để trách ông Rutte khi tại nhiều nước châu Âu khác, câu chuyện về người nhập cư tiếp tục là bài toán khó với tác động đa chiều về chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa-xã hội… và không nhiều đáp án.

Giải pháp toàn diện

Trước tình hình đó, nhiều nước bắt đầu triển khai những giải pháp ở cấp độ quốc gia. Tháng Hai vừa qua, chính phủ Pháp giới thiệu dự thảo luật với tên gọi “Kiểm soát nhập cư, tăng cường gắn kết” nhằm thể hiện cách tiếp cận “cân bằng” của Tổng thống Emmanuel Macron. Song với những gì vừa diễn ra, chưa rõ dự thảo luật thứ 29 của Paris về vấn đề này kể từ năm 1980 sẽ làm nên khác biệt.

Tại Italy, liên minh cầm quyền lên kế hoạch mở cửa cho nhiều người nhập cư hơn ở bên ngoài EU. Theo đó, chính quyền Rome có thể cấp 245.000 giấy phép làm việc cho người không đến từ EU từ nay đến năm 2025. Đây là sự thay đổi đáng kể về mặt chính sách khi cả Thủ tướng Giorgia Meloni và đồng minh Matteo Salvani của đảng Phong trào phương Bắc (NL), từng có lập trường cứng rắn trong chuyện này. Song quyết định táo bạo trên hoàn toàn có thể gây ra rạn nứt trong liên minh cầm quyền, vốn vô cùng mong manh.

Trong khi đó, ngày 23/6 vừa qua, chính phủ Đức thông qua đạo luật mới nhằm thu hút các lao động tay nghề cao. Bộ trưởng Nội vụ nước này Nancy Faeser khẳng định đây là “cơ hội để xây dựng một luật nhập cư hiện đại”. Bên cạnh việc giảm yêu cầu để nhận “thẻ xanh” (blue card) cho các chuyên gia và “thẻ cơ hội” (opportunity card) cho người nước ngoài, Đức cũng nới lỏng yêu cầu để người tị nạn sớm gia nhập lực lượng lao động. Cụ thể, người nước ngoài chờ phê duyệt hồ sơ tị nạn và nộp hồ sơ trước ngày 29/3/2023, đáp ứng yêu cầu và có thư mời làm việc, sẽ được tham gia đào tạo kỹ năng và sau đó, thị trường lao động.

Ở cấp độ châu Âu, EU đạt được bước tiến lịch sử khi vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên nhất trí về thay đổi liên quan luật nhập cư và tị nạn, bao gồm khoản phạt 20.000 Euro/người với những nước từ chối chấp nhận. Đồng thời, từng thành viên đơn lẻ, thay vì toàn khối, sẽ xác định xem quốc gia xuất phát nào “an toàn” để người đăng ký tị nạn trở lại nếu như họ không đáp ứng điều kiện cần thiết. Bộ trưởng Nội vụ các nước EU cũng nhất trí về triển khai một hệ thống mới về phân bổ người tị nạn với những hạn mức cụ thể.

(07.10) Vấn đề người tị nạn nhập cư đang là bài toán nan giải với nhiều nước châu Âu. (Nguồn: Getty Images)
Một số nước châu Âu triển khai chính sách của mình, còn EU đang tỏ ra quyết liệt hơn về vấn đề người tị nạn nhập cư. (Nguồn: Getty Images)

Tuy nhiên, tính hiệu quả của các biện pháp, chính sách này vẫn còn bỏ ngỏ. Năm 2016, Quỹ Ủy thác khẩn cấp của EU cho châu Phi (EUTF) từng được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để tình trạng người di cư của khối. Sau 7 năm triển khai, theo DW (Đức), kết quả mà EUTF mang lại tương đối hạn chế. Bởi lẽ nó phải hướng tới giải quyết các mục tiêu mang tính gốc rễ, dài hạn với một ngân sách hoạch định cho ngắn hạn.

Ông Alia Fakhry, nhà nghiên cứu về vấn đề di cư tại Hội đồng Quan hệ quốc tế Đức đánh giá: “EUTF đã sai khi nhận định một khi nguyên nhân gốc rễ bị loại bỏ, người dân sẽ ngừng di chuyển… bởi xung đột và thảm họa nhân đạo sẽ tiếp tục buộc họ phải rời bỏ quê hương của mình”.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia này đánh giá Công cụ Hợp tác quốc tế, phát triển và khu vực lân cận châu Âu toàn cầu (NDICI), với mục tiêu lớn hơn cùng nguồn vốn lên tới 80 tỷ Euro, gấp 10 lần EUTF, có thể là câu trả lời. Cụ thể, ông nêu rõ sáng kiến này sẽ dành 10% ngân sách cho vấn đề di cư, với một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt. Quan trọng hơn, “tư tưởng chỉ tập trung vào giải quyết gốc rễ vấn đề dường như đã biến mất”.

Liệu thay đổi chính sách ở cấp độ quốc gia, đồng thuận và điều chỉnh mới tại khu vực về vấn đề người tị nạn nhập cư có phải là “đơn thuốc” hữu hiệu cho “cơn đau đầu” của EU?

Có thể bạn quan tâm
Lỗ hổng phòng không khiến Ukraine bỏ lọt tên lửa Nga

Lỗ hổng phòng không khiến Ukraine bỏ lọt tên lửa Nga

16:20 12/04/2024

Lưới phòng không Ukraine không thể đối phó tên lửa tầm xa vì thiếu đạn đánh chặn Patriot, khiến Nga khoét sâu vào lỗ hổng này để tập kích hạ tầng năng lượng.

Anh hùng đối đầu với kẻ tấn công tại Sydney được mời làm công dân Úc

Anh hùng đối đầu với kẻ tấn công tại Sydney được mời làm công dân Úc

16:50 16/04/2024

Một công dân Pháp được mời ở lại Úc sau khi dũng cảm đối đầu với kẻ tấn công trong vụ đâm dao chết 6 người ở trung tâm thương mại Sydney.

Bầu cử Thái Lan: Thanh tra Quốc hội kiến nghị hoãn bầu thủ tướng

Bầu cử Thái Lan: Thanh tra Quốc hội kiến nghị hoãn bầu thủ tướng

22:30 24/07/2023

17 đơn khiếu nại đã được đệ trình phản đối nghị quyết của Quốc hội bác bỏ việc tái đề cử ông Pita Limjaroenrat làm thủ tướng và tuyên bố đó là hành vi vi phạm quyền hiến định của họ.

Vệ binh Hồi giáo Iran tổ chức tập trận

Vệ binh Hồi giáo Iran tổ chức tập trận

19:40 11/08/2024

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thông báo tập trận 5 ngày ở khu vực miền tây, giáp với biên giới Iraq.

Hiểm họa với Trung Đông sau vụ đánh bom kép gần mộ tướng Iran

Hiểm họa với Trung Đông sau vụ đánh bom kép gần mộ tướng Iran

23:50 04/01/2024

Vụ đánh bom kép dịp tưởng niệm tướng Soleimani khiến Iran nổi giận và thề đáp trả, khiến lửa căng thẳng ở Trung Đông có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.

Đan Mạch đánh thuế phân bò, cừu, heo

Đan Mạch đánh thuế phân bò, cừu, heo

11:30 27/06/2024

Đan Mạch sẽ đánh thuế phát thải nhà kính phát ra từ hoạt động ợ hơi và các ao phân từ hoạt động chăn nuôi gia súc như bò, cừu và heo kể từ năm 2030.

Nga bắt người bị nghi là đặc vụ tình báo Ukraine

Nga bắt người bị nghi là đặc vụ tình báo Ukraine

17:10 16/03/2024

An ninh Nga bắt một người đàn ông bị nghi là đặc vụ tình báo Ukraine nhận lệnh phá hoại tuyến đường sắt trọng yếu tại tỉnh Sverdlovsk.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dự Diễn đàn Antalya và hoạt động song phương tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dự Diễn đàn Antalya và hoạt động song phương tại Thổ Nhĩ Kỳ

00:40 03/03/2024

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự Diễn đàn Ngoại giao Antalya (ADF) 2024 từ ngày 1- 2/3 tại thành phố Antalya và tiến hành một số hoạt động song phương tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Hàn Quốc tính kế hoạch cải tổ một cơ quan về Triều Tiên

Hàn Quốc tính kế hoạch cải tổ một cơ quan về Triều Tiên

17:20 11/07/2024

Ngày 11/7, các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, bộ này có kế hoạch cơ cấu lại cơ quan chính sách về Triều Tiên để tập trung vào các chiến lược mới và giảm nhiệm vụ liên quan vấn đề quân sự liên Triều.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới