Các tai nạn hàng không nghiêm trọng xảy ra thời gian qua làm dấy lên tâm lý e ngại đi máy bay của nhiều người Hàn Quốc.
Máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Air Busan bốc cháy khi chuẩn bị cất cánh tại sân bay quốc tế Gimhae ở Busan tối 28/1. Toàn bộ 176 hành khách và thành viên tổ lái sơ tán an toàn, 7 người bị thương nhẹ. Máy bay cất cánh muộn so với kế hoạch, nhiều hành khách nói rằng có thể đã xảy ra thảm họa nếu phi cơ bay đúng giờ.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh người Hàn Quốc chưa hết bàng hoàng vì tai nạn máy bay Jeju Air tại sân bay quốc tế Muan ngày 29/12/2024 khiến 179 người thiệt mạng. Một số người đang cân nhắc lại kế hoạch đi lại bằng máy bay, thậm chí không loại trừ khả năng hủy chuyến và di chuyển bằng phương tiện khác.
Ông Seo, 59 tuổi, đã lên kế hoạch đưa gia đình tới thành phố Sapporo của Nhật Bản vào tháng sau, nhưng quyết định hủy chuyến bay vì lo ngại an toàn và sẵn sàng chịu mức phí hơn 700 USD.
"Tai nạn máy bay trước đây hiếm khi xảy ra, nhưng giờ tôi có cảm giác chúng xảy ra thường xuyên hơn. Không có gì đảm bảo gia đình tôi sẽ không bị ảnh hưởng", ông nói hôm 31/1.
Hai vụ tai nạn đều liên quan tới các hãng hàng không giá rẻ, khiến một số người cân nhắc chuyển sang các hãng đắt tiền hơn.
"Tôi đang xem xét chuyển sang một hãng đầy đủ dịch vụ với tiêu chuẩn bảo dưỡng và an toàn nghiêm ngặt hơn. Tôi thậm chí còn cân nhắc di chuyển bằng phà", Kim, 30 tuổi, người đang lên kế hoạch đi chơi ở đảo Jeju, nói.
Trên mạng xã hội, các bài thảo luận về những điểm đến như Hong Kong hay đảo Đài Loan cũng phản ánh mối lo ngại của người dân. Những bài đăng như "Sau Jeju Air và Air Busan, bây giờ tôi rất sợ bay" hoặc "tôi sẽ trả thêm tiền đặt chuyến bay của hãng đầy đủ dịch vụ" đang là chủ đề sôi nổi nhất.
Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc, số lượng hành khách đặt các hãng hàng không giá rẻ đã giảm 8,7% trong một tuần sau vụ tai nạn của Jeju Air. Hãng hàng không này bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với lượng khách giảm 26,8%.
Tiến độ điều tra nguyên nhân tai nạn hàng không cũng góp phần gia tăng nỗi lo của công chúng. Hơn một tháng sau vụ tai nạn của Jeju Air, giới chức vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nguyên nhân sơ bộ vụ cháy Air Busan được nhận định do pin phát nổ trên khoang hành khách, nhưng chưa có kết luận cuối cùng.
"Các cuộc điều tra tai nạn hàng không phải đánh giá quá nhiều yếu tố, từ hành động của hành khách tới nhà sản xuất máy bay ở những nước như Mỹ và Pháp, khiến quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian. Trong bối cảnh sự cố xảy ra liên tục, công chúng tự nhiên có xu hướng tránh sử dụng máy bay", Gong Ha-seong, giáo sư về phòng cháy chữa cháy tại Đại học Woosuk, nói.
Hồng Hạnh (Theo Korean Times)
Ông Kim Jong-un chỉ đạo cuộc diễn tập chiến thuật, lần đầu tiên mô phỏng tình huống phản công hạt nhân của Triều Tiên để cảnh báo kẻ thù.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch thăm chính thức Mông Cổ vào tuần tới mặc dù quốc gia này là thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ đối với nhà lãnh đạo Nga.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson yêu cầu sa thải lập tức Đại sứ Ukraine tại Mỹ, bà Oksana Markarova.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS John Finn của hải quân Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận song phương với các lực lượng hàng hải thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) ở Biển Đông vào ngày 15/2.
Nhiều người dân Ukraine phải rời nhà lúc rạng sáng để xuống trú ẩn trong các nhà ga tàu điện ngầm.
Quân đội Nga thông báo kiểm soát ngôi làng ở bờ tây sông Oskol, lần đầu nước này xác nhận đã vượt qua sông chiến lược ở tỉnh Kharkov.
Quan chức Hezbollah nói nhóm vũ trang Lebanon đang phát động 'cuộc chiến không giới hạn' đối với Israel, sau khi tập kích quy mô lớn lãnh thổ đối phương.
Iran đứng trước nhiều lựa chọn trả đũa Israel sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát, song dường như đang tìm phương án tránh để nổ ra chiến tranh tổng lực.
Quân đội Belarus tổ chức kiểm tra đột xuất các đơn vị và phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến thuật theo lệnh Tổng thống Lukashenko.