Từ 1/7, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử để làm thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác, thay vì phải mang theo thẻ căn cước bản cứng.
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 1/7 quy định mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử (e-ID), do Bộ Công an tạo lập ngay khi có tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID.
Căn cước điện tử gồm các thông tin trong thẻ căn cước, như họ tên, số định danh cá nhân, quốc tịch, nơi sinh, quê quán, tôn giáo, nhóm máu, nơi thường trú, nơi tạm trú, số điện thoại, thư điện tử, nghề nghiệp (trừ công an, quân đội, cơ yếu), thông tin nhân dạng như khuôn mặt, vân tay, mống mắt...
Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn (trừ giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp) sẽ được tích hợp vào căn cước điện tử, nếu công dân có nhu cầu. Những thông tin này phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Người dân dùng căn cước điện tử thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch, hoạt động dân sự khác. Thời gian tới, Chính phủ sẽ quy định trình tự, thủ tục cấp căn cước điện tử cho công dân.
Khi thực hiện các giao dịch, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin trên thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin từ căn cước điện tử.
Căn cước điện tử bị khóa khi chính chủ yêu cầu hoặc vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dân bị thu hồi hoặc giữ thẻ căn cước, bị chết, thì căn cước điện tử cũng bị khóa. Cơ quan tố tụng hoặc cấp có thẩm quyền có quyền yêu cầu khóa căn cước điện tử.
Sau khi chính chủ đề nghị khóa căn cước điện tử, nếu có yêu cầu mở khóa, sẽ được đáp ứng. Trường hợp bị khóa do vi phạm, căn cước điện tử được mở khi người dân đã khắc phục. Thẻ căn cước bị thu hồi được trả lại thì căn cước điện tử cũng được mở. Cơ quan tố tụng và cấp có thẩm quyền cũng được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử.
Người dân sẽ nhận được thông báo nếu căn cước điện tử bị khóa. Chính phủ sẽ quy định trình tự khóa, mở căn cước điện tử.
Căn cước điện tử được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng phổ biến từ lâu. Ngoài lưu trữ thông tin cá nhân, e-ID còn được dùng trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm y tế, thanh toán điện tử, ký văn bản điện tử bằng chữ ký số, mua vé giao thông công cộng và thậm chí là bỏ phiếu.
Phần Lan lần đầu tiên cấp e-ID cho công dân vào năm 1999 bởi các ngân hàng, cho phép người dân đăng nhập vào các cơ quan, trường đại học, ngân hàng trong nước và thực hiện các khoản thanh toán lớn bằng cách sử dụng dịch vụ thanh toán di động.
Estonia cấp e-ID từ năm 2002, cung cấp dịch vụ điện tử công và là quốc gia đầu tiên cho bỏ phiếu bầu cử qua di động, năm 2011.
Căn cước điện tử được Indonesia thử nghiệm ở sáu khu vực vào năm 2009 và ra mắt trên toàn quốc vào năm 2011.
Năm 2018, Trung Quốc hợp tác với nền tảng ví điện tử Alipay thí điểm cấp thẻ căn cước điện tử và mã QR tại một số thành phố lớn, sau đó mở rộng ra nhiều nơi khác. Bằng cách quét mã QR trên điện thoại, người dân có thể sử dụng các dịch vụ công, đặt phòng, mua vé tàu mà không cần mang theo thẻ căn cước cứng. Tuy nhiên đến nay, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử vẫn chưa được phổ biến tại Trung Quốc vì thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành, người dân vẫn cần xuất trình thẻ căn cước cứng.
Thảo Nguyên
Ngày 30/3, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Văn Thức (SN 1993; trú tại: Thôn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) về hai tội danh Giết người và tội Bắt, giữ người trái pháp luật; tội phạm và hình phạt được quy định tại các điểm a, n, khoản 1, Điều 123 và khoản 1, Điều 157 Bộ luật Hình sự. Bị cáo buộc là đồng phạm giúp sức cho sức, tài xế taxi Lê Tùng Lâm (28 tuổi; Trú tại: Tổ 14, phường Quang Trung, TP.Thái Nguyên,...
Trong khi đang cãi vã và mâu thuẫn chưa được giải quyết, Đào Văn Hùng (SN 1987, ở huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) bị nhiều người trong gia đình chị V.N.M (SN 2000, gần trang trại vịt) đánh, đấm nên vào nhà lấy dao bầu tấn công lại dẫn đến 3 người thương vong.
Ngày 22.1, Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - đã thăm và trao quà...
Ngày 11/5, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba. Bất ngờ tại phiên toà, trong lúc toà nghỉ giải lao, ông Lê Viết An - nhà đầu tư với vợ chồng Nguyễn Thái Luyện đã liên lạc với bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện) đồng ý khắc phục thay bị cáo nộp 12 tỷ đồng khắc phục đối với tội rửa tiền. Sáng cùng ngày, ông An đã rút đề nghị thay...
Sohu đưa tin ông Li Tie vừa bị đề nghị án tù chung thân trong phiên tòa đầu tiên vì hàng loạt tội danh như tham nhũng, biển thủ, lạm dụng quyền lực, hối lộ,... Cựu huấn luyện viên tuyển quốc gia Trung Quốc cho rằng án phạt này quá nặng và sẽ kháng cáo. 'Li Tie cho rằng mình bị oan. Ông ta lật ngược hàng loạt lời khai trước đó, buộc cơ quan điều tra phải thu thập lại chứng cứ từ đầu. Theo đó, chưa có thông tin chắc chắn về bản án cuối cùng dành...
Dù 'khai tử' sổ hộ khẩu nhưng nhiều nơi ở Hà Nội, người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú khi làm một số thủ tục như đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, chuyển nhượng đất đai.
Ngày 21-8, tại hội trường Công an TP Thủ Đức, Ban an toàn giao thông TP.HCM tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng các cá nhân cứu người vụ tai nạn tại cầu Phú Mỹ.
Những ngày qua, mưa lớn, dông lốc xuất hiện trên diện rộng gây thiệt hại về nhà cửa, cây xanh, trụ điện… tại nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đề nghị các sở ngành, địa phương gần gũi hơn với các cơ quan báo chí để cùng chia sẻ thông tin, xây dựng tỉnh.