Huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình hiện có nghề nuôi ong lấy mật mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nỗ lực để sản phẩm được biết đến nhiều hơn, tiêu thụ rộng rãi và nghề mật ong này.
Mùa con ong đi lấy mật
“Trang trại” nuôi ong của ông Đinh Văn Thiên ở thôn Cầu Lợi (xã Xuân Hóa) được đặt ở sau vườn nhà, dưới những tán cây mát mẻ và gần khu rừng. Từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm, cây cối đơm hoa rực rỡ, cũng là “mùa” những con ong chăm chỉ lấy mật.
Nhiều năm trước, ông Thiên làm nghề lấy mật ong rừng. Trong một lần huyện có chương trình tập huấn dạy nghề nuôi ong mật, ông Thiên đã đăng ký tham gia và trở thành một trong những hộ nuôi thí điểm mô hình lúc đó.
Nuôi thử vài tổ ong, cảm thấy công việc cũng không quá nặng nhọc, chi phí đầu tư không cao, cùng với đó là sản phẩm mật ong luôn được khách hàng mua quanh năm. Vì vậy, ông Thiên đã dần dần tăng thêm số lượng, đến nay, đã đạt con số 100 tổ ong. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu được hơn một tấn ong mật, cho lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng/năm. Nghề nuôi ong cũng trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.
“Nghề này cần cẩn thận và nắm rõ kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra chăm sóc để ong khỏe mạnh thì sẽ cho ra nhiều mật. Đây cũng là loài nhạy cảm, chỉ sống trong môi trường tự nhiên sạch sẽ, không hóa chất, nguồn nước sạch… Mình nắm rõ thì công việc đều thuận lợi, lượng mật cho được cũng ổn định” - ông Đinh Văn Thiên chia sẻ.
Được biết, hiện nay, xã Xuân Hóa có 68 hộ nuôi ong ở tất cả 7 thôn với trên 1.713 đàn. Mỗi năm, thu được khoảng hơn 14 tấn mật, cho tổng thu nhập khoảng 1,7 tỉ đồng. Là xã có nhiều hộ gia đình nuôi ong lấy mật nhất của huyện.
Tại xã Hóa Sơn, HTX Nông nghiệp Hóa Sơn đã “chuẩn hóa” quy trình nuôi ong mật ngay từ các khâu để cho ra sản phẩm chất lượng. Bà con hội viên cam kết thực hiện từ chọn giống, nhân đàn, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, công tác sơ chế, lóng lọc… Vì vậy, sản phẩm mật ong của HTX đã được UBND huyện Minh Hóa đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt 3 sao OCOP cấp huyện.
Đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, trên địa bàn huyện Minh Hóa có hơn 6.160 đàn ong được nuôi ở 13/15 xã, thị trấn. Trong đó, nuôi tập trung nhiều nhất là ở các xã: Xuân Hóa, Hóa Hợp, Hồng Hóa, Hóa Phúc và thị trấn Quy Đạt. Tổng sản lượng mật thu hoạch năm 2023 đạt hơn 600 tấn.
Có thể nói, nghề nuôi ong trên địa bàn huyện đã có từ rất lâu, góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mật ong Minh Hóa” cho Hội nuôi ong huyện Minh Hóa. Việc bảo hộ thành công nhãn hiệu sản phẩm này sẽ giúp Hội nuôi ong huyện Minh Hóa thuận lợi khi quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, sản phẩm mật ong của huyện Minh Hóa vẫn chưa được thị trường biết đến rộng rãi. Việc tiêu thụ sản phẩm mật ong trên địa bàn đều tự mỗi hộ tìm kiếm đầu ra. Kèm theo đó, giá cả cũng dao động và không ổn định, so với những sản phẩm mật ong có chứng nhận và đạt OCOP thì giá thành còn thấp.
Bà Trương Thị Thanh Bê - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa - cho biết, toàn huyện có số lượng đàn ong lớn, cho ra sản lượng nhiều và chất lượng mật tốt, nhưng việc xây dựng thương hiệu cũng như tiêu thụ vẫn còn chưa cao, chưa được chú trọng.
“Chúng tôi đang tích cực vận động người dân đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, phòng cũng sẽ tìm kiếm, kết nối với các đơn vị để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm mật ong” - bà Bê nói.
Thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận việc cho tập đoàn Mường Thanh thuê đất đã giải phóng mặt bằng không qua đấu giá để thực hiện dự án là không đúng quy định và đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Sau khi có quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 TPHCM, tỉnh Bình Dương quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một khu đô thị hơn 13.000 tỷ đồng. Ngoài dự án này còn có tới 9 dự án khu đô thị khác sẽ được địa phương triển khai.
Ghi nhận của PV VTC News sáng 13/6 tại Bình Dương, các điểm mua bán vàng tại địa phương này không có nhiều thay đổi so với trước ngày 3/6, thời điểm 4 ngân hàng cùng SJC tham gia cung ứng vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Người dân đủng đỉnh mua vàng, trái ngược ở Hà Nội và TP.HCM. Tại các tiệm vàng ở TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, người dân vẫc lác đác đến mua, chủ yếu là trang sức. Anh Trần Văn Tuấn, chủ tiệm vàng Tuấn Kim Long - lớn...
Người dân Tràng Cát tất bật thu hoạch lá dong vụ Tết Nguyên đán. Làng Tràng Cát được biết đến là 'thủ phủ' trồng cây dong xanh nổi tiếng ở Hà Nội. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại tất bật thu hoạch, lựa chọn những tàu lá đẹp nhất để bán ra thị trường, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng của người tiêu dùng. Xã Kim An cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, nơi đây có 3 thôn, nhưng riêng thôn Tràng Cát có truyền thống trồng cây dong xanh lâu đời...
Nhận định về phân khúc nhà ở thấp tầng, biệt thự, nhà liền kề, Ông Matthew Powell Giám Đốc, Savills Hà Nội, cho biết nguồn cung sơ cấp phân khúc biệt thự liền kề, nhà thấp tầng trong quý 1 tại Hà Nội đạt 665 căn, giảm 6% theo quý và 12% theo năm. Tuy nhiên, số lượng giao dịch biệt thự liền kề, nhà thấp tầng tại Hà Nội trong quý 1 tăng 189% theo quý và 110% theo năm. Số căn bán được riêng trong quý 1 đã đạt 52% tổng số giao dịch của cả năm 2023....
Đoàn công tác của tỉnh Đắk Nông có chuyến đi thăm, làm việc với các đối tác của Ấn Độ. Tỉnh này mong muốn được hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc đầu tư đường sắt kết nối Tây Nguyên.
Vụ Đông Xuân thu hoạch xong, thị trường chờ vụ Hè Thu vào chính vụ và đợt nghỉ lễ dài ngày qua, khiến thị trường giao dịch trầm lắng nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rời khỏi mức cao trong 2 năm.
Làm việc trực tuyến với tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn các địa phương hiến kế cho các cơ quan Trung ương hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc, bởi chính địa phương mới biết thế nào là đúng.
Giá tiêu hôm nay 7/6/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.