Hà Tĩnh - Những năm trước, nhiều người dân xã Cẩm Mỹ và Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) đã vào chiếm đất của dự án chăn nuôi bò của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà để trồng keo chưa được xử lý dứt điểm thì nay lại tái diễn tình trạng này.
Tái chiếm hàng chục ha đất trồng keo
Sáng 23.2, ông Võ Phi Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) - cho biết, đầu năm 2024 này, nhiều người dân ở xã Cẩm Mỹ và xã Cẩm Quan lại tiếp tục vào chiếm đất của công ty để trồng keo trái phép.
Cụ thể, theo ông Long, đầu năm nay, ước diện tích bị người dân vào xâm chiếm khoảng 30 ha. Tính cả những năm trước nữa thì tổng diện tích bị người dân lấn chiếm trái phép là gần 70ha với 40 hộ tham gia lấn chiếm.
“Hiện chúng tôi đã có văn bản và tổng hợp danh sách các hộ lấn chiếm gửi đến chính quyền địa phương và các hộ dân để yêu cầu chủ động di dời cây trồng, hàng rào nhằm trả lại đất cho chúng tôi trước ngày 29.2. Sau thời gian trên, họ không thực hiện thì chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền và cơ quan chức năng tổ chức di dời cây, mọi thiệt hại họ phải chịu trách nhiệm” - ông Long nói.
Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, dù văn bản đã gửi 1 tuần nhưng đến nay, người dân vẫn chưa chấp hành di dời cây trên đất chiếm trái phép của công ty.
Ông Long cũng than phiền việc người dân vào chiếm đất trái phép của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã diễn ra nhiều năm. Công ty đã nhiều lần có văn bản báo cáo lên chính quyền địa phương, đồng thời cũng trực tiếp làm việc, nhắc nhở, yêu cầu người dân không vi phạm, trả lại diện tích đất lấn chiếm. Thế nhưng, tình trạng này nay lại tái diễn.
Công ty cần quản lý tốt đất của dự án
Ông Phạm Văn Thành - Chủ tịch UBND xã Cẩm Quan - cho hay, có tình trạng một số hộ dân của xã này vào chiếm đất của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà để trồng keo.
Cũng theo ông Thành, những năm trước, tình trạng người dân xã Cẩm Quan vào chiếm đất của dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty Bình Hà cũng đã diễn ra, chính quyền xã đã nhiều lần tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý.
“Theo tôi, trách nhiệm chính bảo vệ tài sản của mình vẫn thuộc về Công ty Bình Hà. Nhà nước đã giao đất cho nhưng dự án không hiệu quả, đất bỏ hoang rồi buông lỏng quản lý nên người dân thấy tiếc đất thì vào lấn chiếm trồng keo. Khi dân lấn chiếm, chính quyền lại phải vào cuộc xử lý mà nguyên nhân chính không giải quyết thì khó ngăn chặn triệt để được” - ông Thành nói.
Lãnh đạo UBND xã Cẩm Mỹ cũng xác nhận, xã này đã nhận được văn bản báo cáo về việc người dân xã Cẩm Mỹ lấn chiếm đất của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà để trồng keo. Xã cũng sẽ phối hợp với Công ty Bình Hà để xử lý.
Ông Lê Ngọc Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên - cho biết, huyện đã nắm được báo cáo của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà về việc tái diễn tình trạng người dân ở xã Cẩm Mỹ và xã Cẩm Quan vào chiếm đất của công ty để trồng keo.
Vấn đề này những năm trước cũng đã xảy ra, sau đó huyện cũng đã chỉ đạo Công an, Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các xã và Công ty Bình Hà để xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn còn khó khăn do người dân thấy đất bỏ hoang lãng phí nên đã vào lấn chiếm để trồng cây keo.
Cũng theo ông Hà, hiện có một doanh nghiệp ở Ninh Bình đã vào khảo sát để thuê lại dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà. Khi tiếp nhận dự án, vấn đề dân chiếm đất trái phép cũng sẽ được xử lý để bàn giao lại cho nhà đầu tư mới.
Dự án Chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2015 với tổng vốn đầu tư 4.582 tỉ đồng, diện tích đất sử dụng 2.163ha tại huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh với quy mô 254.200 con bò/năm.
Tuy nhiên, dự án sau đó không hiệu quả, lãnh đạo công ty và một số cán bộ ngân hàng liên quan cho dự án vay vốn bị khởi tố. Tháng 5.2021, dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy mô giảm còn 1.227ha với tổng vốn đầu tư 1.800 tỉ đồng.
Quy mô đàn bò giảm xuống còn 35.000 con, đồng thời bổ sung thêm trồng các loại dứa, chuối, ngô, cây ăn quả, cỏ, dược liệu. Sau điều chỉnh dự án, Công ty Bình Hà và đối tác kinh doanh là Công ty CP Thương mại đầu tư phát triển Do Holdings (TP.Hồ Chí Minh) đã kết hợp chăn nuôi và trồng ngô, sắn nguyên liệu, cỏ, dứa và cây dược liệu nhưng không hiệu quả nên từ ngày 31.3.2023, đối tác đã rút lui khỏi dự án.
Văn phòng báo chí của tập đoàn nhà nước Rostec cho biết, lực lượng vũ trang Nga đã nhận thêm một lô pháo tự hành 2S43 Malva mới trong bối cảnh xung đột với Ukraine vẫn chưa có hồi kết.
Quận 1 đã rà soát và lên danh sách 6 khu đất, kiến nghị với TP HCM nếu tạm thời chưa triển khai dự án thì cho quận sử dụng làm bãi giữ xe
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bị người vi phạm tấn công , lao xe vào đội công tác, hất cảnh sát lên nắp capo, chửi bới, lăng mạ....
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, xe tập lái vẫn trong thời gian được cấp phép và di chuyển trên cung đường cho phép. Hoàn cảnh thầy giáo dạy lái xe gặp nạn khá khó khăn...
Ngày 17/2, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Càng Long vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Thị Hồng Tươi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Năm học 2023-2024, Hà Nội đạt được những kết quả toàn diện ở các cấp học, ngành học, hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm; chất lượng giáo dục tiếp tục khẳng định dẫn đầu cả nước.
TPHCM - Các đơn vị liên quan sẽ phối hợp chấn chỉnh tình trạng rác thải tập kết trên đường Nguyễn Thượng Hiền gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi...
Ngày 27/4, Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết vừa triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 6 kẻ chuyên hoạt động tín dụng đen phức tạp trên địa bàn. 6 đối tượng bị bắt giữ gồm: Võ Duy Huân (sinh năm 1991 ở xã Quảng Lưu); Trịnh Viết Long (sinh năm 1997), Đào Văn Minh (sinh năm 1986) đều ở xã Quảng Thái; Phạm Thế Hà (sinh năm 1989), Lê Ngọc Tuấn (sinh năm 1988) đều ở thị trấn Tân Phong và Trần Văn Hải (sinh năm 1979) ở xã Quảng Yên,...
Một nghi phạm ở Đà Nẵng vừa bị bắt tạm giam để điều tra hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.