Sau gần 5 tháng thí điểm trải nghiệm ăn ở cùng cư dân phố cổ, Hội An ghi nhận một hộ dân đăng ký tham gia, chưa đón khách.
Cuối tháng 5, TP Hội An ban hành quy định triển khai thí điểm mô hình lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ. Khu vực thí điểm là nhà trong hẻm, hẻm khu vực I (vùng lõi) và những khu vực tiệm cận, liền kề với khu vực I; nhà mặt tiền khu vực I, IIA (tiếp giáp khu vực I) khu phố cổ. Tuy nhiên, đến nay chỉ có một hộ đăng ký loại hình này và chưa đón khách.
Theo quy định, hộ dân được đón khách lưu trú ở cùng phải là chủ nhà, cư dân bản địa Hội An, sinh sống thực tế tại địa chỉ đăng ký. Gia đình đón khách đạt văn hóa tiêu biểu và có uy tín trong cộng đồng tại địa phương.
Nhà đón khách là dạng nhà cổ, có phòng, không gian đảm bảo phục vụ khách lưu trú, sinh hoạt, tương tác và trải nghiệm cùng gia đình. Nhà có không quá 5 phòng đón khách và phòng có sức chứa tối đa 2 người một phòng; không bố trí quầy lễ tân tại nơi đón tiếp khách. Đồng thời, chủ nhà phải thông tin nội dung tiếp đón, sinh hoạt, đảm bảo điều kiện nhà ở theo Luật Du lịch.
Ông Trần Văn Hương, ở phường Minh An, cho hay thành phố thí điểm mô hình lưu trú cùng cư dân phố cổ mang đến cho du khách trải nghiệm phong tục, tập quán của người dân phố cổ; chủ nhà có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, do nhà cửa người dân ở phố cổ Hội An chật hẹp, nhiều gia đình không đủ điều kiện đón khách. Mỗi căn có từ 3 đến 4 thế hệ cùng sinh sống nên việc bố trí phòng đón khách lưu trú rất khó khăn. Tiêu chí gia đình đạt văn hóa tiên tiến mới được đón khách cũng khó đáp ứng.
"Trước đây một khu phố có nhiều gia đình đạt nhưng quy định mới mỗi khu phố chỉ có một gia đình", ông nói, thêm rằng cần nới lỏng điều kiện.
Một người dân có nhà ở mặt đường Trần Phú nói sẽ không tham gia đón khách. Theo ông, nhà có hai tầng, tầng 1 cho thuê kinh doanh mỗi tháng thu 50 triệu đồng. Nếu dùng ngôi nhà để đón khách nguồn thu sẽ không bằng mà còn phải bỏ thời gian đón tiếp khách.
Trong khi đó, Hội An có từ 400-500 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú bên ngoài phố cổ. Du khách thường lựa chọn lưu trú ở các cơ sở này để tiện vào phố cổ tham quan rồi quay lại vì quãng đường ngắn. Nơi xa nhất đến trung tâm phố cổ khoảng 5 km.
Phó chủ tịch TP Hội An Nguyễn Văn Lanh cho biết qua thực tế triển khai, thành phố nhận thấy phát sinh một số nội dung chưa thật sự phù hợp nên điều chỉnh. Đơn cử như quy định chủ hộ đạt gia đình tiêu biểu mới đủ điều kiện đón khách sẽ khống chế số lượng, bởi mỗi khu dân cư chỉ có một hộ được chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu hàng năm.
"Điều này vô tình cản trở các hộ dân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lưu trú trải nghiệm tại phố cổ", ông nói.
Tại Hội An trên 95% gia đình đạt văn hóa, để thu hút người dân tham gia, thành phố sửa đổi theo hướng mở, chỉ yêu cầu hộ dân được công nhận là gia đình văn hóa 3 năm liên tục, bỏ tiêu chí gia đình văn hóa tiêu biểu.
Theo ông Lanh, người dân vẫn chưa thực sự mặn mà bởi một ngôi nhà ở trong phố cổ cho thuê, kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình này. Đại diện TP Hội An cho biết sẽ vận động những hộ có nhà cổ và có các loại hình kinh doanh truyền thống để du khách có thể trải nghiệm văn hóa. "Mong muốn của chúng tôi là triển khai dịch vụ này, nhưng không làm đại trà", ông Lanh nói.
Theo thống kê, phố cổ Hội An có hơn 1.000 nhà, di tích cổ. Khoảng 10% số này do nhà nước quản lý; 20% do tập thể sở hữu gồm nhà thờ tộc và hội quán, nhà lưu niệm dòng họ. 70% còn lại do tư nhân sở hữu, trong đó 30% của người gốc Hội An, 40% được chuyển nhượng cho người ngoại tỉnh. Trong số nhà gốc của người Hội An, nhiều chủ sinh sống nơi khác, nhà trong phố cổ chỉ cho thuê lại. Nhiều nhà không có người sinh sống, ban ngày mở cửa cho thuê kinh doanh, ban đêm đóng cửa.
Hội An mong muốn đề xuất không chỉ tạo thêm sản phẩm lưu trú mà còn tăng trải nghiệm văn hóa cho khách khi đến phố cổ. Từ trước tới nay, khu vực I phố cổ không tổ chức dịch vụ lưu trú, chỉ dành cho buôn bán, tham quan.
Tôi và anh quen nhau qua mạng xã hội; trước khi đến với anh, tôi vừa kết thúc một cuộc tình gọi là khủng khiếp.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa bác yêu cầu của Công ty Vietart trong phiên xử sơ thẩm vụ kiện Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội. Nhưng đây vẫn là điểm sáng khi doanh nghiệp đưa cơ quan công quyền ra tòa.
“Tiếng sét Bazooka” Với quyết tâm nghiên cứu về vũ khí để cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách cai trị của thực dân, đế quốc, sau 11 năm kiên trì sưu tầm, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã có trong tay hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí và công nghiệp quốc phòng, trong đó có nhiều tài liệu “tuyệt mật”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cộng hòa Pháp. Kỹ sư Phạm Quang Lễ được gặp Bác Hồ và đề đạt nguyện vọng muốn đưa kiến thức kỹ thuật quân sự mà mình đã...
Trong khuôn khổ Ngày hội “Thanh niên Quân đội với văn hoá giao thông' năm 2024, chiều 4/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, đã diễn ra chương trình bế mạc và tổng kết, trao thưởng Hội thi “Thanh niên với văn hóa giao thông”.
Trong vòng 1 tuần trở lại đây, các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối bắt đầu tiếp nhận bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng (TCM), mặc...
Dù xuất hiện chưa lâu, nhưng trải nghiệm khám phá thành phố trên nóc xe buýt hai tầng đã là lựa chọn khó bỏ qua của nhiều người dân, du khách khi đến TP.HCM.
16 năm sau khi xạ trị ung thư cổ tử cung, chân trái bà Trân, 62 tuổi, sưng to gấp đôi chân phải, bác sĩ chẩn đoán phù bạch huyết.
Ông Chu Lập Cơ nhiều lần nói 'thấy có lỗi với vợ' khi để bà Trương Mỹ Lan đơn độc trên thương trường đầy rủi ro, xin tòa khoan hồng cho vợ thoát khỏi án tử hình.
Mô hình “Đoạn đường sắt ông cháu cùng chăm” do tổ chức Đoàn và Hội Cựu chiến binh cơ sở tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp đơn vị quản lý đường sắt tổ chức thực hiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, cựu chiến binh, người dân địa phương.