Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam đã phỏng vấn nhanh cảm nghĩ của một số người dân tại thủ đô Hà Nội về những kết quả đạt được tại Hội nghị.
Ông Hoàng Mạnh Hưng, 38 tuổi, cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ, Hà Nội:
Ngành ngoại giao và niềm tin của nhân dân |
Ông Hoàng Mạnh Hưng, 38 tuổi, cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. |
Là cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), nhiệm vụ chính của chúng tôi là chuyên viên công tác tại Phòng Pháp chế và Chính sách, phụ trách mảng quản lý dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Tuy công việc cuối năm tại cơ quan vô cùng bận rộn, nhưng những ngày này chúng tôi rất quan tâm theo dõi các diễn biến hoạt động của Hội nghị Ngoại giao 32 và Hội nghị Ngoại vụ 21 thông qua báo chí và các kênh truyền thông.
Qua đánh giá tổng quan của đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chúng tôi đã hình dung ra bức tranh đối ngoại Việt Nam trong những năm gần đây, thông qua những dấu mốc và con số ấn tượng.
Chúng tôi nhận thấy trên bình diện đa phương, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ta ngày càng được nâng cao. Việt Nam chúng ta đang đảm nhiệm tốt nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tại nhiều diễn đàn đa phương quan trọng như ASEAN, APEC, AIPA, UNESCO… đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, hỗ trợ các nước đang có thiên tai, xung đột…
Ngành ngoại giao hiện đang phát huy tốt vai trò tiên phong trong việc huy động các nguồn lực bên ngoài, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội…
Chúng tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi cán bộ ngành ngoại giao, Việt Nam chúng ta sẽ sớm đứng vào hàng ngũ các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai không xa.
Chị Phạm Thị Thu Trang, 43 tuổi, cán bộ công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn và Thương mại Xuất nhập khẩu Á Châu, Hà Nội:
Ngành ngoại giao và niềm tin của nhân dân |
Chị Phạm Thị Thu Trang, 43 tuổi, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn và Thương mại Xuất nhập khẩu Á Châu, Hà Nội. |
Tôi nhận thấy mấy năm gần đây, Việt Nam chúng ta liên tiếp đón các vị lãnh đạo các nước đến thăm, trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây…
Đó đều là nhờ những nỗ lực to lớn của ngành ngoại giao cùng các ngành, các cấp, đã tạo nên những bước phát triển mới trong hội nhập quốc tế của Việt Nam chúng ta.
Là người làm trong ngành kinh tế xuất nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy, mấy năm gần đây, các hoạt động ngoại giao kinh tế của ngành ngoại giao đã có nhiều đóng góp quan trọng, đã mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế với nhiều đối tác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư mới như ODA, FDI…
Nhờ những nỗ lực ngoại giao kinh tế, Việt Nam đã vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Chính những nỗ lực của mỗi cán bộ ngành ngoại giao Việt Nam đã góp phần tạo nên điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước.
Anh Bùi Tùng, 35 tuổi, bác sĩ công tác tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội:
Ngành ngoại giao và niềm tin của nhân dân |
Anh Bùi Tùng, 35 tuổi, bác sĩ. |
Là bác sĩ chuyên ngành Nội tổng hợp, công việc chính của tôi là chuyên điều trị các bệnh như sốt xuất huyết, các bệnh nền như tiểu đường, viêm gan… Công việc của người thầy thuốc thì luôn luôn vất vả, bận rộn và rất ít thời gian nghỉ ngơi. Gần đây, công việc của chúng tôi bận “tối tăm mặt mũi” do phải điều trị nhiều ca bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, các bệnh do virus gây ra như cúm A, cúm B…
Tuy nhiên, thông qua báo chí và các kênh truyền thông, được biết Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng” do Bộ Ngoại giao tổ chức, tôi và các đồng nghiệp đều dành thời gian theo dõi.
Chúng tôi nhận thấy rằng, trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, công tác đối ngoại của đất nước ta đã được triển khai hiệu quả, đạt nhiều thành tựu như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên Khai mạc Hội nghị ngoại giao lần thứ 32.
Cá nhân tôi rất tâm đắc với mục tiêu trọng tâm được nêu ra tại Hội nghị, đó là “xác định ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm, phát huy tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đổi ngoại để phát huy mạnh mẽ sức mạnh mềm Việt Nam”.
Ngày 13/7, Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian cho hay, Mỹ nên nhận ra rằng Tehran sẽ không phản ứng với các sức ép, đồng thời nhấn mạnh tình hữu nghị của nước này với Trung Quốc và Nga.
Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố mong muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.
Đài phát thanh nhà nước Pakistan ngày 26/5 đưa tin, Quốc vương Kuwait Sheikh Meshal Al-Ahmed Al-Sabah và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani đã đồng ý thăm Pakistan theo lời mời của Thủ tướng Shehbaz Sharif.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 7 năm nay đều ở mức cao báo động, bất chấp việc thị trường lao động ở hai nước này vẫn đang thiếu nhân lực.
Từng quyết liệt phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, ông Johnson đảo ngược quan điểm khi tin rằng giúp Kiev là vì lợi ích của chính Washington.
Phó Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc LHQ lên án cuộc không kích ở Omdurman khiến ít nhất 22 người thiệt mạng.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 12/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và các đối tác Đông Á nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin chiến lược và tôn trọng khác biệt.
Leonid Slutsky, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Tự do Nga, nói nỗ lực tranh cử của ông sẽ không đe dọa tới lá phiếu của ông Putin.