Người dân có thể yêu cầu tích hợp ADN vào thẻ căn cước mới

18:50 06/02/2024

Chiều 6.2, Bộ Công an tổ chức Hội thảo về đánh giá các giải pháp khoa học, công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt phục vụ triển khai Luật Căn cước.

Tại hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an - cho biết, Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, trong đó có các quy định mới liên quan tới bổ sung thông tin sinh trắc học ADN, mống mắt, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Thứ trưởng Ngọc khẳng định, việc triển khai thực hiện các tiện ích công nghệ cho người dân đã được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt với các ứng dụng, xác thực về sinh trắc, các tiện ích về chip trên thẻ căn cước, về định danh điện tử. Điều này đã thành công trong việc giảm và rút gọn các thủ tục hành chính và thân thiện với người dân.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng dẫn chứng thêm, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân.

Ở Việt Nam, đã từng bước tiếp cận, tuy nhiên còn nhiều khó khăn về tính pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin. Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, khi đưa ra những quy định áp dụng sinh trắc học, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Tuy nhiên, Luật Căn cước đã được thông qua và hiện nay cần bàn để thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình xây dựng các quy định, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) được giao thực hiện và sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành.

Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng C06 - cho biết, từ ngày 1.7.2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, về lý thuyết, nếu người dân có yêu cầu, sẽ được tích hợp ADN trong căn cước mới.

Theo ông Tấn, qua tìm hiểu từ các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc, đều áp dụng ADN trong căn cước, dữ liệu về ADN.

Trên thế giới, cũng cho phép chia sẻ dữ liệu về sinh trắc (Hiệp ước châu Âu) trên tinh thần tự nguyện và phục vụ cho công tác tìm kiếm, tội phạm. Tại Mỹ, Đạo luật Định danh cũng khẳng định nội dung trên. Tại Việt Nam, Luật Căn cước vừa qua cũng đưa ADN vào trong luật.

Tiếp đó, nhìn rộng ra, châu Âu cũng cho phép 20 địa chỉ gen vào trong dữ liệu; ở VN đang tiến hành xây dựng 30 địa chỉ gen vào căn cước.

Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng C06 nói về việc thu thập ADN khi Luật Căn cước có hiệu lực. Ảnh: P.Kiên

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung: Đối tượng ưu tiên triển khai (Luật Căn cước khẳng định người dân được tự nguyện), nhóm phòng chống tội phạm có phải bắt buộc áp dụng sinh trắc học hay không; Ứng dụng sẽ cung cấp là gì; Giải pháp công nghệ triển khai như thế nào; Phương án lấy mẫu ra sao (lấy mẫu máu, nước bọt…); thời gian lưu trữ; giải pháp đầu tư…

Chia sẻ quan điểm tại hội thảo, GS Hồ Tú Bảo - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho biết, ADN có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, không giả mạo được, nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao.

Trong khi đó, sinh trắc học qua giọng nói thì chi phí thấp, dễ dàng sử dụng và thiết bị áp dụng đơn giản hơn, nhưng lại có nhược điểm có thể bị giả mạo và môi trường ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, sinh trắc qua mống mắt thì chi phí trung bình nhưng yêu cầu các thiết bị phức tạp và chi phí cao hơn.

GS Nông Văn Hải - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam thì cho rằng, việc lựa chọn giải pháp sinh trắc học như thế nào cũng cần lựa chọn để tính cho phù hợp với chi phí, tính thuận lợi và tính bảo mật.

Theo ông Hải, từ nay tới trước khi Luật Căn cước có hiệu lực thì cần có đề án để phân công rõ ràng về nguồn lực, hội đồng liên quan tới vấn đề đạo đức khi lấy mẫu.

Trong khi đó, về nguồn lực đầu tư thực hiện các giải pháp, ông Hải đề xuất có thể lấy từ ngân sách nhà nước, từ nguồn lực xã hội hóa và nguồn ủng hộ của quốc tế (nếu có).

Có thể bạn quan tâm
Hà Nội xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ phòng dịch sốt xuất huyết

Hà Nội xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ phòng dịch sốt xuất huyết

12:10 16/08/2023

UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là khi dịch sốt xuất huyết Dengue...

Nổ lớn trong tầng hầm chung cư ở Bình Dương, nhiều người bị thương

Nổ lớn trong tầng hầm chung cư ở Bình Dương, nhiều người bị thương

14:00 24/05/2024

Trưa 24/5, bà Nguyễn Thu Cúc, Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết, Công an TP Thủ Dầu Một đang phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm, làm rõ vụ nổ tại tầng hầm một tòa nhà chung cư khiến nhiều người bị thương. Thông tin ban đầu, khoảng 10h30 cùng ngày, cư dân sống trong toà chung cư Sunrise (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một) hoảng hồn khi nghe tiếng nổ lớn phát ra từ khu vực tầng hầm. Tới kiểm tra, bảo vệ cùng người dân...

Máy bay tiêm kích của Không quân Phần Lan rơi khi đang huấn luyện

Máy bay tiêm kích của Không quân Phần Lan rơi khi đang huấn luyện

22:00 15/05/2023

Lực lượng Không quân Phần Lan đã xác nhận rằng một chiếc máy bay huấn luyện phản lực BAE Hawk đã bị rơi ở miền Nam nước này, may mắn cả hai phi công đều thoát ra ngoài an toàn.

NATO tổ chức tập trận không quân lớn nhất trong lịch sử vào Hè 2023

NATO tổ chức tập trận không quân lớn nhất trong lịch sử vào Hè 2023

07:30 14/04/2023

Theo Tư lệnh Vệ binh Không quân Quốc gia Mỹ, cuộc tập trận không chỉ kiểm tra khả năng phối hợp tác chiến, mà nó còn kiểm tra khả năng triển khai và sử dụng nhanh chóng sức mạnh không quân của NATO.

Vì sao khối trường kinh tế mở ngành Khoa học máy tính?

Vì sao khối trường kinh tế mở ngành Khoa học máy tính?

18:10 24/01/2024

Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố dự kiến mở ngành Khoa học Máy tính, Chương trình đào tạo Khoa học máy tính, Khoa học Dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh; tuyển sinh bắt đầu từ năm nay. Tương tự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng dự kiến mở các ngành đào tạo hệ cử nhân và hệ kĩ sư.

Tin tức thế giới 8-5: Nga sơ tán hơn 1.600 người gần nhà máy hạt nhân Ukraine; Lụt lớn ở Trung Quốc

Tin tức thế giới 8-5: Nga sơ tán hơn 1.600 người gần nhà máy hạt nhân Ukraine; Lụt lớn ở Trung Quốc

07:00 08/05/2023

Ngập lụt buộc 14.000 người di dời ở Giang Tây, Trung Quốc; Sơ tán gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 8-5.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV

18:00 25/06/2024

Với đa số tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc cho ông Đinh Tiến Dũng thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV.

Báo Nhật tố Trung Quốc 'tiêu chuẩn kép' khi cấm hải sản ở khu vực xả thải

Báo Nhật tố Trung Quốc 'tiêu chuẩn kép' khi cấm hải sản ở khu vực xả thải

15:20 26/09/2023

Trung Quốc vẫn cho phép đánh bắt hải sản từ vùng biển Bắc Thái Bình Dương (gần Nhật Bản) để phục vụ nhu cầu nội địa.

Malaysia sẽ mở lại Đại sứ quán tại Iraq sau 20 năm đóng cửa

Malaysia sẽ mở lại Đại sứ quán tại Iraq sau 20 năm đóng cửa

22:30 27/08/2023

Trong tuyên bố đưa ra ngày 27/8, Ngoại trưởng Malaysia Zambry cho rằng việc mở lại Đại sứ quán tại Baghdad sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.

Co loi xay ra
Co loi xay ra