Vì mưu sinh, nhiều nông dân ở Campuchia chấp nhận làm việc trong nỗi lo sợ trúng bom mìn sau khi Mỹ đóng băng viện trợ nước ngoài, bao gồm các viện trợ rà phá bom mìn.
Theo Hãng tin AFP, một số khu vực ở Campuchia vẫn còn rải rác bom mìn chưa nổ từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, quyết định tạm dừng viện trợ nước ngoài trong vòng 90 ngày, trong đó có khoản viện trợ rà phá bom mìn tại một số nước, khiến nhiều dự án dài hạn nhằm dọn dẹp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh phải tạm dừng.
Nhiều người dân Campuchia lo ngại cho chính bản thân và con cái của họ nếu các hoạt động rà phá bom mìn, súng cối hay các loại đạn dược chết người khác bị dừng lại.
Cậu bé Yeat Saly (11 tuổi) là một trong những nạn nhân bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Campuchia.
Theo lời cậu bé, khi em đang chăn bò ở bên ngoài một ngôi làng tại tỉnh Tboung Khmum, phía đông Campuchia, giáp hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh của Việt Nam thì phát hiện một khẩu súng cối nằm bên cạnh cây cao su.
“Cháu chỉ nghĩ đó là một mảnh kim loại. Cháu đã ném nó đi nhưng rồi nó bỗng phát nổ và bùng lên thành một quả cầu lửa. Hiện vẫn còn một mảnh đạn ở đây”, em Saly kể với AFP khi đang nằm trên giường bệnh do bị một mảnh đạn ghim vào trán.
“Cháu sợ đến nỗi hai tai ù đi và không nghe thấy gì nữa. Máu cứ liên tục trào ra từ trán của cháu. Cháu phải lái xe về nhà bằng một tay trong khi tay còn lại phải bịt chặt vết thương để ngăn máu chảy thêm”, cậu bé tường thuật lại vụ việc.
Tương tự, những người nông dân ở tỉnh Svay Reing, phía đông Campuchia cho biết họ vẫn phải làm việc trên những cánh đồng bất chấp rủi ro giẫm phải mìn.
“Tôi biết về UXO (unexploded ordnance, tức những vũ khí chưa nổ bao gồm bom, đạn pháo lựu đạn, mìn, thủy lôi,…) nhưng vì quá nghèo, buộc chúng tôi phải tiếp tục làm việc trên những cánh đồng chứa đầy UXO”, ông Mao Saroeun buồn bã khi biết tin các hoạt động rà phá bom mìn ở nơi ông ở bị dừng lại.
Cũng theo AFP, phần lớn bom mìn chưa nổ còn sót lại ở Campuchia là những tàn dư từ các hoạt động của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Song song, quân đội Mỹ khi đó cũng tiến hành chiến dịch ném bom bí mật tại nhiều khu vực ở Lào và Campuchia, khiến số lượng bom mìn còn sót lại cho đến tận ngày nay là không nhỏ.
Sau khi cuộc nội chiến kéo dài hơn 30 năm kết thúc vào năm 1998, Campuchia đã trở thành một trong những quốc gia có nhiều bom mìn nhất thế giới.
Kể từ năm 1979, Campuchia ghi nhận khoảng 65.000 người thương vong, trong đó có 20.000 thiệt mạng do bom mìn còn sót lại.
Số lượng bom mìn còn sót sau chiến tranh được phát hiện trong những năm gần đây đã giảm đáng kể nhờ các chương trình rà phá bom mìn. Tuy nhiên, tại Campuchia vẫn còn hơn 1.600 km2 đất bị ô nhiễm bom mìn cần được rà phá.
Để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, Washington đã trở thành đối tác quan trọng trong hoạt động rà phá bom mìn và cung cấp cho vương quốc này khoản tài trợ 10 triệu USD mỗi năm để hàn gắn vết thương chiến tranh.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 2 vừa qua, Chính phủ Mỹ yêu cầu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhận tài trợ từ nước này, trong đó có Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tạm dừng hoạt động trong 90 ngày.
Điều này khiến lực lượng rà phá bom mìn ở miền đông Campuchia với hơn 1.000 nhân viên và chuyên gia phải tạm dừng mọi hoạt động.
“Chúng tôi lo ngại người dân có thể dẫm phải bom mìn khi vào rừng đào đất trồng trọt hoặc trẻ con có thể vô tình nhặt bom mìn để chơi khi đang chăn bò”, ông Moch Sokheang (36 tuổi), người làm công việc rà phá bom mìn trong 16 năm qua bày tỏ sự lo ngại.
Vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngừng viện trợ nước ngoài, Trung Quốc đã cam kết tài trợ 4,4 triệu USD cho các hoạt động rà phá bom mìn.
Tuy nhiên, Trung tâm rà phá bom mìn Campuchia (CMAC) cho biết khoảng viện trợ của Bắc Kinh là “không thể thay thế” nguồn viện trợ của Mỹ.
Phát hiện nữ thí sinh để quên căn cước công dân, cán bộ CSGT dùng mô tô đặc chủng đưa về nhà lấy rồi quay trở lại điểm thi với quãng đường gần 15km.
Hải Dương - Người dân nô nức xuống đường xem ca nhạc, pháo hoa rực rỡ mừng thành phố mới và thời khắc chính quyền hai cấp chính thức vận...
Chiều 16-6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 11 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu.
TAND quận Hà Đông, TP Hà Nội vừa mở phiên xét xử vụ án 'Trộm cắp tài sản' trên địa bàn. Bị cáo là một người mẹ đơn thân, gồng gánh nuôi ba đứa con nhỏ trong cảnh thiếu thốn trăm bề, vì túng quẫn đã trộm cắp hơn 5 triệu đồng. Từ giai đoạn điều tra cho đến khi ra tòa, các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã lấy tiền túi và kêu gọi đồng nghiệp hỗ trợ các con của nữ bị cáo.
Ngày 17/6, Tỉnh ủy Thanh Hóa, Quảng Trị đã tổ chức các hoạt động thử nghiệm trước khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025.
Nhờ sự tham gia hiến máu kịp thời của 4 chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh đã giúp một cụ bà 92 tuổi vượt qua cơn nguy kịch.
Ít nhất 10 người thiệt mạng sau khi một đoạn cây cầu ở bang Gujarat bị sập xuống sông, kéo theo nhiều phương tiện.
Ông Trump khen Tổng thống Liberia nói tiếng Anh 'rất hay' khiến dư luận thắc mắc: chẳng phải tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liberia hay sao?
Chiều 28/6, một vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại một nhà xưởng tái chế kim loại thuộc xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, khiến 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương nặng. Cơ quan chức năng bước đầu xác định nguyên nhân vụ cháy là do nổ đường ống dẫn khí trong xưởng. Hiện trường vụ cháy tới 20h ngày 28/6. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 14h cùng ngày, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh...