Theo nghiên cứu của WHO, hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), 9 trong số 10 người đang hít thở không khí có chứa mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo.
Theo UNEP hằng năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh lý, nhiễm trùng liên quan đến ô nhiễm không khí. Số người tử vong do ô nhiễm không khí cao hơn năm lần số người tử vong do tai nạn giao thông và nhiều hơn số người tử vong chính thức do COVID-19.
Ô nhiễm không khí cũng liên quan chặt chẽ đến biến đổi khí hậu vì các chất gây ô nhiễm tồn tại trong thời gian ngắn như: Metan, Carbon đen và Ozone mặt đất…
Theo UNEP có năm chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất trong môi trường không khí đó là: Bụi mịn PM2.5, Ozone mặt đất, Nitơ dioxide, Carbon đen, Metan.
Trong đó các hạt bụi mịn PM2.5 sinh ra từ việc đốt nhiên liệu không sạch để nấu ăn hoặc sưởi ấm, đốt chất thải - phụ phẩm nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải... Lo ngại hơn khi các hạt PM2.5 xâm nhập sâu vào máu, phổi sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh tim, phổi, đột quỵ, ung thư.
Bên cạnh đó việc tiếp xúc với Ozone mặt đất gây ra ước tính 472.000 người tử vong sớm mỗi năm trên thế giới.
Trong khi đó, nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Văn Phước (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP.HCM) cùng các cộng sự công bố với nhiều con số đáng chú ý.
Cụ thể, trong tổng 1.397 ca tử vong tại TP.HCM năm 2017, số người tử vong do bệnh tim và phổi là cao nhất (841 người, chiếm 60,20%), đứng thứ hai là bệnh tim thiếu máu cục bộ (483 người, chiếm 34,57%) và cuối cùng là ung thư phổi (73 người, chiếm 5,23%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bụi mịn PM2.5 có ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe, là nguyên nhân tử vong của 1.137 người (81,32%), sau đó đến NO2 (171 người, chiếm 12,31%) và cuối cùng là SO2 (88 người, chiếm 6,37%).
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong khoảng 13,46% số ca tử vong tại TP.HCM.
Theo nghiên cứu của WHO cũng cho thấy hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Vũ Văn Giáp cho hay bên cạnh việc thực hiện biện pháp phòng tránh, mỗi người dân cần chung tay góp một việc nhỏ để bảo vệ môi trường sống trong lành hơn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm cho biết Hà Nội - "trái tim của cả nước" đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về ô nhiễm không khí.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 được ban hành với nhiều điểm mới mang tính cách mạng, nhưng để những quy định này đi vào thực tế đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Theo luật sư Tú, các nguồn thải gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã được báo Tuổi Trẻ chỉ ra một cách rõ ràng, bao gồm bụi đường, công trình xây dựng, khói từ các làng nghề - cụm công nghiệp, đốt rác - đốt rơm rạ tự phát và phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch…. Nhưng việc kiểm soát có thể chưa hiệu quả và có dấu hiệu thiếu quyết liệt trong thực thi pháp luật.
"Luật quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc giảm thiểu phát thải và xử lý ô nhiễm, yêu cầu các cơ sở sản xuất - làng nghề phải áp dụng công nghệ xử lý khí thải, đặt ra các tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc kiểm tra, giám sát, xử phạt chưa nhanh chóng, hiệu quả, đồng bộ để tạo sức răn đe", luật sư Tú nhấn mạnh.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ với chính quyền địa phương (ngày 8-1-2025), Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết năm 2025 Chính phủ sẽ xây dựng, triển khai đề ắn khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị.
Trong khi đó, cuối năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay tình trạng ô nhiễm không khí đã gia tăng ở mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm trở lại đây ở một số đô thị như Hà Nội, TP.HCM.
Sau hơn 1 tuần xét xử, sáng 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã giảm án phạt cho 50 bị cáo trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Ngày 30/6, các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Theo cơ quan khí tượng, do mưa lớn , một số tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 20 - 40cm.
Không xuất phát từ ngành công nghệ thông tin, nhưng Trần Quốc Việt và Trần Hùng - hai thủ khoa đầu ra của FPT Aptech năm 2025 đã chứng minh rằng đam mê, sự kiên trì và môi trường học phù hợp có thể giúp bất kỳ ai chuyển mình thành công với ngành lập trình.
An Giang - Công bố quyết định điều động, bố trí chỉ huy và cán bộ đảm nhiệm công tác tại Công an Đặc khu Phú Quốc .
Hòa Bình - Một hố sụt sâu bất ngờ xuất hiện giữa ruộng ở xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) khiến người dân lo lắng, chính quyền lập tức...
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Các đơn vị bắt đầu vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp gồm công an các xã Bắc Gianh, Tuyên Hoá, Minh Hoá, Phú Trạch, Phong Nha, Trường Sơn và Lệ Thuỷ. Đây là sự chuẩn bị kịp thời, đặc biệt quan trọng để Công an tỉnh Quảng Bình tự tin chuyển đổi sang mô hình mới vào ngày 1/7 theo lộ trình cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Công an tỉnh Quảng Bình lựa chọn thử nghiệm việc...
Cơ quan chức năng nhận định việc bao bì nước mắm bị vứt bỏ không phải do công ty sản xuất mà nhiều khả năng do đối tác phân phối không tiêu thụ được và tự ý xử lý không đúng quy định.