Người biểu tình cùng các nghị sĩ cực hữu Israel xông vào hai căn cứ, phản đối vụ quân cảnh bắt 9 binh sĩ với cáo buộc cưỡng bức tù nhân.
Đám đông biểu tình cùng các nghị sĩ cực hữu thuộc liên minh cầm quyền Israel chiều 29/7 tập trung ở căn cứ Sde Teiman để phản đối vụ quân cảnh nước này điều tra và bắt 9 binh sĩ với cáo buộc lạm dụng tình dục tù nhân.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi các sĩ quan quân cảnh Israel đột kích căn cứ Sde Teiman ở miền nam Israel để thực thi lệnh bắt 10 binh sĩ được giao nhiệm vụ canh gác tù nhân tại căn cứ. Sde Teiman là nơi quân đội Israel giam những người Palestine bị bắt từ Dải Gaza.
Các binh sĩ này bị phát lệnh bắt để điều tra với cáo buộc cưỡng bức tập thể một tù nhân Palestine, khiến người này phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng.
Truyền thông Israel cho biết lực lượng đồn trú ở Sde Teiman đã tranh cãi gay gắt với quân cảnh, thậm chí dùng đến bình xịt hơi cay để ngăn đơn vị này bắt nhóm binh sĩ theo lệnh. Các điều tra viên của quân cảnh sau đó thực thi lệnh bắt 10 binh sĩ canh gác tù nhân, nhưng chỉ đưa được 9 người rời đi.
Sau khi thông tin được lan truyền, hàng chục người cực hữu đã xông qua cổng, tràn vào khuôn viên căn cứ, vẫy quốc kỳ Israel và yêu cầu lực lượng quân cảnh thả người.
Một số người còn tìm cách trèo qua hàng rào an ninh, hô vang khẩu hiệu "không thể vì kẻ thù mà bỏ rơi quân đội". Một nhóm khác đã tràn căn cứ Beit Lid ở miền trung Israel, được cho là nơi quân cảnh đang giam và thẩm vấn nhóm binh sĩ bị bắt.
Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben Gvir và các thành viên khác trong đảng cực hữu Otzma Yehudit tuyên bố sẽ đến căn cứ Sde Teiman để phản đối vụ các binh sĩ bị bắt. Các chính trị gia cực hữu cũng kêu gọi người ủng hộ quân đội đến biểu tình ở căn cứ.
Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich cũng chỉ trích vụ bắt các binh sĩ, khẳng định "thành viên IDF xứng đáng được tôn trọng" và không được phép đối xử với họ như "tội phạm". Ông cũng yêu cầu thiếu tướng Tomer-Yerushalmi, lãnh đạo đơn vị hành pháp quân đội và là người ra lệnh mở điều tra, "không được động đến những người hùng" của Israel.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đêm 29/7 ra thông cáo lên án người biểu tình cực đoan xông vào các doanh trại quân đội. Ông kêu gọi người biểu tình "giữ bình tĩnh" và không phản ứng quá mức.
Bộ Trưởng Quốc phòng Yoav Gallant nhấn mạnh "luật pháp nghiêm minh với mọi cá nhân kể cả trong giai đoạn đất nước đang phẫn nộ", đồng thời ủng hộ tướng Tomer-Yerushalmi tiếp tục cuộc điều tra.
Sau khi Israel mở chiến dịch trên Dải Gaza, quân đội và an ninh Israel đã bắt hàng nghìn người Palestine với những cáo buộc ủng hộ Hamas. Căn cứ Sde Teiman là tâm điểm gây tranh cãi nhiều tháng qua, khi một số tổ chức nhân đạo cáo buộc quân đội Israel ngược đãi tù nhân.
Báo Haaretz hồi tháng 6 phỏng vấn bác sĩ ở Sde Teiman tiết lộ ít nhất hai tù nhân Palestine bị giam ở đây đã phải cưa chân vì hoại tử do xiềng xích quá lâu.
Hiệp hội Quyền Công dân ở Israel (ACRI) gửi đơn kiến nghị lên Tòa án Tối cao nước này, yêu cầu ra lệnh đóng cửa căn cứ Sde Teima sau khi xuất hiện những thông tin báo động về tình trạng vi phạm nhân quyền. Những cựu tù nhân ở Sde Teiman mô tả về tình trạng lạm dụng bừa bãi và tra tấn, đánh đập, từ chối nhu cầu y tế và vệ sinh tối thiểu.
Thanh Danh (Theo BBC, Reuters)
New Zealand xem xét ra nhập AUKUS, Syria cáo buộc Mỹ gây bất ổn toàn cầu, Hành khách tự tử, máy bay phải hạ cánh khẩn cấp…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Truyền thông Nga xác nhận đô đốc Moiseev, từng lãnh đạo Hạm đội phương Bắc, đã trở thành quyền tư lệnh hải quân Nga thay cho người tiền nhiệm Yevmenov.
Ngày 20/9, Đại sứ quán Nga tại Seoul khẳng định, những thông tin liên quan đến việc Moscow và Bình Nhưỡng bàn về hợp tác quân sự tại Hội nghị thượng đỉnh song phương hồi tuần trước là “vô lý”.
Tòa án Thái Lan tuyên án 50 năm tù người đàn ông chỉ trích chế độ quân chủ, mức án nặng nhất từng được đưa ra theo luật khi quân.
Người dân Gaza không nhận được thực phẩm viện trợ trong tháng này do hạn chế về tiếp cận nguồn cung, các tuyến đường cứu trợ quan trọng đã bị cắt đứt.
Khi mục tiêu cải tổ Liên hợp quốc (LHQ) vẫn còn xa vời và các cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang, thì một số xu hướng ở Đông Nam Á mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Mỹ thông báo điều thêm tàu chiến và máy bay, trong đó có oanh tạc cơ B-52, đến Trung Đông và gửi thông điệp cảnh báo Iran.
Năm 1988, hoạt động tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh chung đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ được tổ chức, đánh dấu bước ngoặt mới trong hợp tác nhân đạo vì vấn đề MIA.
Giải Bowling ASEAN mở rộng là sự kiện thường niên được tổ chức theo sáng kiến của Ủy ban ASEAN tại Praha nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự gắn kết.