Người dân ở miền nam Ấn Độ tới đền thờ dâng lễ, cầu nguyện cho bà Harris trở thành tổng thống gốc Ấn đầu tiên của nước Mỹ.
Làng Thulasendrapuram, bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ, quê hương của ông ngoại ứng viên tổng thống Mỹ Kamala Harris, tới ngôi đền Hindu trong khu vực để dâng hoa, cầu nguyện cho bà Harris thắng cử.
Bà Harris, 59 tuổi, là người da màu và gốc Á. Mẹ bà là người di cư từ Ấn Độ, còn bố bà sinh ra trong gia đình người Jamaica gốc Phi. Từ lâu, Phó tổng thống Mỹ đã thể hiện mình là người da đen lẫn gốc Á.
Biểu ngữ, áp phích có hình bà xuất hiện khắp nơi trong làng Thulasendrapuram, trong khi người dân thảo luận về bầu cử Mỹ tại các quán trà địa phương.
"Chúng tôi sẽ tổ chức buổi lễ cầu nguyện đặc biệt ở đền hôm nay, và sẽ tổ chức lễ ăn mừng nếu bà Harris thắng cử", G. Manikandan, chủ một cửa hàng nhỏ gần đền, cho biết.
Tại đền, tên của bà Harris được khắc trên một phiến đá, bên dưới là danh sách những người công đức cùng với tên của ông nội bà. Bên ngoài, dân làng giăng biểu ngữ lớn ghi: "Chúc người con gái của vùng đất này thắng lợi trong cuộc bầu cử".
"Cháu gái làng này đang tranh cử tổng thống Mỹ. Vị thần trong đền rất quyền năng. Nếu cầu nguyện chân thành, ngài sẽ giúp Harris thắng lợi, mang về tin vui về làng", M. Natarajan, giáo sĩ điều phối buổi cầu nguyện ở đền, nói.
Năm 2020, làng Thulasendrapuram cũng thu hút chú ý toàn cầu khi tổ chức cầu nguyện và ăn mừng bằng cách đốt pháo, phân phát thực phẩm khi bà Harris đắc cử Phó tổng thống Mỹ.
Bà Harris chưa từng đến Thulasendrapuram, cũng như không có người thân nào còn sống trong làng, nhưng được người dân hâm mộ sau khi gia đình bà thành danh ở Mỹ.
Bà cũng chưa có nhiều chuyến thăm đến Ấn Độ, nhưng từng kể về kỷ niệm thời thơ ấu tới gặp ông ngoại ở Chennai và nói về di sản Ấn Độ đã tác động tới cuộc đời và sự nghiệp của mình thế nào.
Đức Trung (Theo Reuters, Guardian, Times of India)
Điều tra của báo Anh cho thấy nhiều người Việt xin visa du học tới Malta, để rồi trở thành nạn nhân trong các đường dây buôn người phức tạp vào châu Âu.
Ông Biden vẫn tiếp tục hỗ trợ Israel sau nhiều tranh cãi vì chiến sự Gaza, nhưng chính cái 'ôm ghì' này đã tạo áp lực để Tel Aviv kiềm chế hành động với Tehran.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir ký sắc lệnh bổ nhiệm cựu Đại sứ James Morgan Pitia làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế.
Sinh viên Đại học Charles Weizman dùng mọi đồ vật chặn cửa lớp ngăn kẻ xả súng, trong khi một số người hoảng sợ nhảy khỏi cửa sổ thoát thân.
Hamas trong những năm qua không ngừng nâng cấp kho vũ khí, đặc biệt các hệ thống chống tăng, cản bước lực lượng Israel tác chiến ở Gaza.
Thủ đô của Nga bị hàng trăm UAV nhắm mục tiêu tấn công, Israel không kích Gaza khiến hàng chục người tử vong, Nga-Trung Quốc tập trận, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Tác động của bầu cử Mỹ tới xung đột Nga-Ukraine, Hàn Quốc ‘lấy làm tiếc’ khi Triều Tiên duyệt binh… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Hội nghị đặc biệt về Gaza với sự tham dự, cam kết của lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế hứa hẹn một lối thoát khả dĩ cho cuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng mà người dân vùng đất đau thương này đang hứng chịu.
Philippines - Nhật Bản sắp ký thỏa thuận hợp tác quân sự, Mỹ hỗ trợ Israel giải cứu con tin tại Gaza, Giám đốc tình báo Canada bí mật tới Ấn Độ, Tổng thống Pháp giải tán Quốc hội… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.