Nam Định - Vào mùa moi biển (hay còn gọi là con tép), nhiều ngư dân ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xuống biển đánh bắt bằng cách đi cà kheo có gắn lưới, kiếm thu nhập ổn định mỗi ngày.
Từ sáng sớm, nhiều ngư dân ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã có mặt bên bãi biển để đi cà kheo bắt moi biển.
Ông Nguyễn Sung Sướng (người dân xã Hải Đông, huyện Hải Hậu) cho biết: "Những người “đi kheo” như chúng tôi dậy từ sớm tinh mơ, ra biển chuẩn bị ngư cụ để xuống biển săn tôm, moi và cá nhỏ, chỗ vùng nước sâu thì chúng tôi phải dùng cà kheo để đi. Hàng ngày tôi thường ra bãi biển từ 5h sáng, cũng tùy con nước, sóng biển để có thời gian đánh bắt phù hợp. Như hôm nay (18.11) thời tiết lạnh nên tôi đi muộn hơn và chủ yếu đi vào buổi trưa".
Theo người dân địa phương, từ xa xưa, những người dân vùng biển đã sáng tạo ra dụng cụ sản xuất để khai thác nguồn lợi thủy sản. Từ chỗ cào ngao, xúc tép moi gần bờ, người dân bắt đầu tính chuyện đi xa hơn để đánh bắt được nhiều tôm, cá hơn, nên đã tạo ra dụng cụ gọi là cà kheo.
"Công cụ để “đi kheo” của tôi gồm 1 cây tre to dài phía sau và 2 cây tre bằng nhau nhưng nhỏ hơn phía trước, sau đó khớp 3 cây lại với nhau thành hình chữ Y. Ở vùng biển này, ngư dân chúng tôi làm cà kheo từ thân tre nên có độ bền bỉ, dẻo dai, với kích thước từ 1 - 3m.
Để giữ chắc đôi kheo vào chân, tôi dùng 2 chiếc vòng được làm bằng mây hoặc dây thừng, vải, bao bì… để cố định. Hai chiếc vòng này có kích thước lớn hơn bắp đùi một chút, đủ để luồn đầu kheo vào đùi" - ông Sướng nói.
Để đi được cà kheo thành thạo, ngư dân ở đây phải tập đi mất khoảng một tháng, rồi nâng dần độ cao. Vào những ngày ít gió, biển lặng mới có thể “đi kheo” được.
Cứ đến độ tháng 8 (mùa moi biển) trở đi, ông Nguyễn Văn Tân (ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu) lại tranh thủ mỗi ngày vài tiếng đi biển để kiếm thêm thu nhập.
"Công việc vất vả, thu nhập không cao nên gia đình tôi cũng chỉ làm mỗi khi vào mùa moi biển, mấy nay lạnh hơn nên tôi tranh thủ buổi trưa. Đây cũng là lộc trời mà thiên nhiên ban tặng nên chúng tôi vừa khai thác vừa giữ gìn. Những năm gần đây, nghề đánh bắt bằng cà kheo đang dần mai một. Hầu hết người làm nghề này bây giờ chủ yếu là đàn ông trung niên hoặc tuổi đã cao" - ông Tân chia sẻ.
Nhờ nghề “đi kheo”, những ngư dân nơi đây có thu nhập từ 200.000 đồng/ngày. Những hôm trúng mẻ moi, tôm biển cũng có thể kiếm thu nhập từ 500.000 - 700.000 đồng.
Cục Đường cao tốc Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải vừa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.
Thành lập từ năm 1984, với 40 năm trưởng thành, Tập đoàn Nam Cường có thể xem như doanh nghiệp tư nhân thuộc “hàng hiếm” của Việt Nam. Họ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại nhiều địa phương, như Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội…
Ngày 14/5, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận ( Chi nhánh PNJ miền Tây) phối hợp Thành đoàn Cần Thơ – Ban Chấp hành quận Đoàn Ô Môn trao học bổng cho 17 học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận với tổng số tiền 35 triệu đồng.
Không tổ chức đấu thầu hoặc đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư, dự án chỉnh trang khu dân cư đô thị và chợ huyện Bình Đại (tỉnh Bến...
Lễ hội trái cây Ninh Sơn lần thứ nhất (tỉnh Ninh Thuận) diễn ra từ ngày 16 và 17-6 đã đem đến cho người dân trồng trái cây ở huyện Ninh Sơn nhiều cơ hội phát triển, vươn tầm thương hiệu trái cây khắp cả nước.
3 nhà kinh tế Mỹ thắng giải Nobel Kinh tế 2024 dùng thể chế để trả lời cho câu hỏi kinh điển về lý do chênh lệch giàu nghèo giữa các nước.
Cải cách kinh tế đang được tiến hành tại Nigeria, nhưng hiện tại, thuốc men, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác có giá vượt quá tầm với của nhiều người.
Tối ngày 31/05, Lễ hội Sông nước Tp.HCM lần 2 năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều hoạt động nổi bật. Nam A Bank là một trong những đơn vị đồng hành chiến lược của Lễ hội năm nay. Tại sự kiện, Ngân hàng mang đến nhiều sản phẩm và dịch vụ hiện đại, góp phần thúc đẩy kinh tế - du lịch số và xanh của Thành phố.
Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia cho biết, giá trị thương mại trong giai đoạn từ tháng 1-7/2024 của nước này tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.652 tỷ Ringgit (RM), tương đương khoảng 373 tỷ USD.