Làng Seine-Port cách thủ đô Paris 50 km đã áp dụng lệnh hạn chế smartphone nơi công cộng bởi lo ngại sự lệ thuộc của người dân vào thiết bị công nghệ.
Ngôi làng có 2.000 dân cư đã mở cuộc trưng cầu dân ý về quy định trên và có tỷ lệ đồng thuận 54%. Hình ảnh chiếc điện thoại thông minh bị gạch đỏ dán ở các con phố, tiệm cắt tóc, cửa hàng và công viên thay cho lời khuyến nghị hạn chế sử dụng.
Họ cũng không chào đón hành động sử dụng điện thoại di động khi đi bộ, ngồi với bạn bè ở công viên, nhà hàng và đợi con ở cổng trường. Người bị lạc đường được khuyến khích hỏi người khác về hướng đi thay vì sử dụng Google Maps.
Giới chức ở Seine-Port cũng đã phê chuẩn quy định sử dụng thiết bị điện tử trong gia đình. Trẻ em không dùng thiết bị có màn hình vào buổi sáng, trong phòng ngủ, trước khi đi ngủ hoặc trong bữa ăn. Gia đình có trẻ dưới 15 tuổi sẽ ký vào văn bản thỏa thuận họ chỉ cho con sử dụng điện thoại chỉ có chức năng nghe gọi.
Thị trưởng Vincent Paul-Petit nói muốn bảo vệ ngôi làng khỏi sự "xâm chiếm" của thiết bị công nghệ. Ông cho rằng nhiều người đang bị nghiện điện thoại thông minh và không thể rời mắt khỏi màn hình.
"Nếu ai đó có thói quen trò chuyện qua điện thoại, họ có thể kết thúc thói quen này và ra ngoài nói lời chào", ông nói.
Ludivine, 34 tuổi, điều dưỡng tim mạch và là mẹ của hai trẻ một và bốn tuổi ủng hộ quy định trên. "Mọi người đang dành quá nhiều thời gian cho điện thoại", Ludivine nói. "Đây là giải pháp để nâng cao nhận thức về tác động của nó".
Con một tuổi của cô không được sử dụng thiết bị công nghệ và con bốn tuổi của tôi chỉ được phép xem điện thoại thời gian ngắn trước giờ ngủ trưa. Cô chú trọng việc con giao tiếp với môi trường bên ngoài.
Angélique da Silva, quản lý nhà hàng Angélique da Silva ở làng Seine-Port cho biết cô không có khả năng hạn chế việc sử dụng smartphone của khách hàng, dù cô hiểu được ý nghĩa của nó.
"Thế hệ trẻ không đồng tình bởi họ lớn lên với công nghệ không như chúng tôi", Angélique da Silva nói.
Noémie, nhà tâm lý học có con gái 8 tuổi nói sau quy định được ban hành, cô mang theo sách và búp bê cho con gái chơi. Cô được mọi người khen ngợi vì luyện tập thói quen tránh xa điện thoại thông minh cho con gái.
Nhưng Merry Landouzy, nhân viên chăm sóc trẻ khuyết tật có suy nghĩ ngược lại. "Dù thích hay không, công nghệ vẫn là cuộc sống của thế hệ này", cô nói.
Người trẻ trong làng đang phàn nàn rằng họ không có đủ cơ sở vật chất bởi điện thoại là niềm vui. Adrien, 17 tuổi, nói có điện thoại từ 6 năm trước. Cậu học sinh sử dụng chúng để nghe nhạc trên đường và trường học, dùng GPS để định vị.
Trước tình hình này, thị trưởng đã lên kế hoạch bố trí câu lạc bộ phim hoặc sách, thể thao cho thanh thiếu niên.
"Đó là vấn đề thế hệ", Jean-Luc Rodier, nhân viên bưu điện nói. Ông lo ngại các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chatbot. Tuy nhiên, người đàn ông này cho rằng nên hạn chế thay vì ngăn cấm.
Con trai ông là Gabriel, 20 tuổi, cũng làm việc bưu điện lại phản đối.
"Tôi sử dụng điện thoại năm giờ mỗi ngày và tôi nghĩ cường độ này là hợp lý", anh kể. Chàng trai cũng có thói quen đọc sách và tin rằng kiến thức nằm trong tay (điện thoại thông minh) là thứ không thể cấm.
Ngọc Ngân (Theo Guardian)
Ngày 15/3, Thành Đoàn, Hội đồng Đội TP Hà Nội và Trường Lê Duẩn phối hợp tổ chức mô hình điểm Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” khối tiểu học tại Trường Tiểu học Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Trong lúc vận chuyển vật liệu xây dựng tại công trường, tay áo của người thợ bị cuốn vào chiếc ròng rọc khiến cánh tay trái bị cắt lìa.
Thi kéo co làng Hữu Chấp (Bắc Ninh) không kéo bằng dây, mà dùng cả thân cây tre làm dây kéo. Tương truyền xưa kia, dân làng Hữu Chấp có nghề kéo gỗ thuê ở các làng bên sông rất được tín nhiệm. Nên ‘dây’ kéo co của làng mới độc đáo như vậy.
Lulu, 33 tuổi, đã kết hôn với Qichen, 30 tuổi, một người khuyết tật, chỉ vài tháng sau khi quen qua mạng vì bị thu hút bởi sự lạc quan và thông minh của anh.
Ngày 3/7, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức lễ ra quân thực hiện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023 với chủ đề “Thanh niên Phú Yên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Tiên phong chuyển đổi số”.
GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) là một trong 5 người vừa được Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải 'Nobel châu Á') vinh danh.
Hai cán bộ công an xã nghe tiếng kêu cứu người, bất chấp dòng nước chảy xiết, hai anh lao xuống suối, kéo nạn nhân lên bờ.
Xóm đò chùa Hương liên tục đẩy đò lên xe, vận chuyển lương thực… đến giúp bà con vùng lũ tại Yên Bái và Thái Nguyên.
Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với sức sống và ảnh hưởng sâu rộng đến Phật giáo nước nhà.