Xóm đò chùa Hương liên tục đẩy đò lên xe, vận chuyển lương thực… đến giúp bà con vùng lũ tại Yên Bái và Thái Nguyên.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chị Hoa cho biết khu vực chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) hiện mưa rất to, suối Yến nước dâng lên cao làm tràn đường.
Thế nhưng, bà con khi biết tin các cô lái đò lên đường về vùng lũ Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ… liền đội mưa, đạp xe mang đồ tới tặng. Người cho 3 thùng mì tôm, người ủng hộ bánh gạo, sữa, lương khô…
Người thì góp sức. Họ huy động tất cả thanh niên trong xóm đẩy thuyền lên xe. "Chúng tôi có cần cẩu, nhưng cẩu khá lâu. Vì thế, người dân sốt ruột. Họ cẩu tay luôn cho nhanh. Phải khẩn trương vì bà con ở các vùng đang cần mình", chị Hoa nói.
Trời mưa to, thế nhưng nhiều thanh niên không mặc áo mưa.
Xóm của họ đã vận chuyển 39 đò tay lên khu vực Yên Bái và Thái Nguyên.
Công tác làm việc của các cô lái đò chùa Hương gặp đôi chút khó khăn khi dòng nước chảy xiết.
Họ quyết định tăng cường thêm đò máy. Cả xóm có bao nhiêu đò máy huy động hết. Tính đến chiều 10-9, 3 đò máy đã lên đường giúp người dân vùng lũ.
Chị Hoa chia sẻ rằng đò máy giúp dễ dàng tiếp cận vào các khu vực nước xiết. Tuy nhiên, đò tay vẫn phát huy tác dụng, dễ dàng len lỏi vào các xóm nhỏ để cứu trợ người dân.
"Chúng tôi còn mang theo nhiều nhu yếu phẩm như mì gói, nước, bánh mì, sữa cho trẻ em… Có người còn tài trợ cháo nấu sẵn, đóng hộp để bà con ăn ngay cho nóng. Ngoài ra có thêm thuốc men, nước muối sinh lý…", chị nói.
Chị Hoa xúc động nói lúc này chị mới biết tinh thần tương thân tương ái của dân tộc mình rất cao.
Ngay khi vừa hô lên, bà con lũ lượt góp sức. Cả xóm nhỏ suốt đêm không ngủ, chỉ mong có thật nhiều sức để giúp đỡ bà con.
"Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Các cô trong làng của ít lòng nhiều, tôi rất trân trọng", chị nói.
Đến Thái Nguyên, bà Lý Đậu Đậu dù tuổi đã cao nhưng vẫn hăm hở chèo đò làm thiện nguyện. Bà chèo mấy tiếng mà không biết mệt. Bà còn chở được mẹ bầu sắp sinh đến trạm y tế phường nhanh gọn.
Chị Nguyễn Thị Hằng, con gái của bà, rất tự hào về việc làm của mẹ. Từ nơi hậu phương, chị liên tục đăng bài: "Mẹ ơi cố lên. Mẹ chèo giỏi quá. Bà con cần đò cũng cần lái đò, người biết chèo mọi người ơi".
Hình ảnh bà con chùa Hương tại Mỹ Đức, Hà Nội mang thuyền đò vào vũng lũ khiến dân mạng vô cùng xúc động. Chị Hoa cho biết hiện các cô đang chuẩn bị đi Phú Thọ, Lào Cai để giúp đỡ bà con nơi đây. Họ tiếp tục đồng hành trên những chiếc đò, hy vọng rằng bà con sẽ sớm vượt qua khó khăn.
Chàng trai 25 tuổi từ nhỏ không có tinh hoàn bên phải thể hiếm gặp, được bác sĩ phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo.
Lễ hội Mường Ca Da là một trong những lễ hội có truyền thống lâu đời ở huyện vùng cao Quan Hóa, được khôi phục từ năm 2008 và tổ chức 5 năm một lần.
Pamela Holt đã ghé thăm 92 quốc gia để thực hiện lời thề sau khi bị tai nạn ôtô tưởng chừng 'không thể đi lại được nữa'.
GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) là một trong 5 người vừa được Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải 'Nobel châu Á') vinh danh.
Quan khách tham dự sự kiện Explore Sake 2023 chiều 28-11 không khỏi ngạc nhiên khi các món ăn Việt Nam như bánh mì, bánh hỏi nem lụi, tôm kho nước dừa được dọn lên để nhắm cùng rượu sake của Nhật Bản.
Được giải cứu sau 5 năm làm vợ của một người đàn ông Trung Quốc, người mẹ 19 tuổi nỗ lực học lại tiếng Việt, kiếm nghề nghiệp tử tế, một mình nuôi hai con.
Sự thịnh vượng của gia tộc Bối thị được cho là bắt đầu từ Bối Lan Đường hành nghề y và kinh doanh thuốc từ khoảng năm 1500-1600, đến nay là 17 đời.
Chiều 17/10, tại Hội đàm sĩ quan trẻ Việt Nam - Lào, lãnh đạo Ban Thanh niên Quân đội đề xuất nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả và củng cố quan hệ đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa hai bên.
Chiều 11/11, Ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực Tây Nguyên phối hợp với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức hội nghị “Tình nguyện và Kết nối”, Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện khu vực Tây Nguyên năm 2023.