Ngày 28/7, tiếp tục chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Nhật Bản để tham dự các cuộc đàm phán an ninh '2+2' và Bộ tứ (Quad).
Ngoại trưởng Mỹ thăm Nhật Bản để tham dự các cuộc đàm phán an ninh 2+2, Quad |
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Căn cứ Không quân Yokota ở Fussa, phía Tây Tokyo, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản, ngày 28/7. (Nguồn: AFP) |
Chuyến thăm diễn ra 3 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố về kỷ nguyên mới trong quan hệ Nhật-Mỹ tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Nhà Trắng.
Dự kiến, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ có cuộc hội đàm "2+2" trong ngày 28/7 với những người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa và Minoru Kihara.
Tiếp đó, vào ngày 29/7, ông Blinken và bà Kamikawa sẽ gặp Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar và Ngoại trưởng Australia Penny Wong, những người đồng cấp trong nhóm Bộ tứ (Quad).
Các nguồn thạo tin cho biết Mỹ đang cân nhắc thành lập một tổ chức mới trong lực lượng Mỹ tại Nhật Bản để hợp tác chặt chẽ hơn với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Tổ chức mới của Mỹ sẽ đóng vai trò là đối tác của một sở chỉ huy chung theo kế hoạch tại Nhật Bản, qua đó sẽ thống nhất quyền chỉ huy các lực lượng phòng vệ mặt đất, trên biển và trên không của SDF. Dự kiến, tổ chức mới này sẽ được thành lập với khoảng 240 nhân sự.
Các vai trò hiện nay của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản chỉ giới hạn ở việc quản lý các căn cứ quân sự cùng một số nhiệm vụ khác, trong khi việc chỉ huy quân đội và phối hợp với SDF thuộc thẩm quyền của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ có trụ sở tại Hawaii.
Giới quan sát cho rằng các cuộc đàm phán an ninh "2+2" cũng sẽ đề cập việc tăng cường cam kết "răn đe mở rộng" của Washington nhằm sử dụng các năng lực quân sự của mình, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ Nhật Bản.
Bà Naoko Aoki, nhà khoa học chính trị thuộc Tổ chức tư vấn RAND, cho biết việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và xung đột ở Ukraine đã khiến Nhật Bản lo lắng về an ninh.
"Điều quan trọng đối với Mỹ là phải trấn an Nhật Bản về cam kết của mình và gửi tín hiệu tới các đối thủ tiềm tàng rằng liên minh vẫn vững mạnh và Mỹ cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết để bảo vệ Nhật Bản", bà Naoko Aoki nói với AFP.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho phép binh sĩ cả hai giới để tóc dài hơn, bỏ quy định đầu đinh, nhằm khuyến khích giới trẻ nhập ngũ.
Dân số Trung Quốc sụt giảm năm thứ hai liên tiếp khi tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, tiềm ẩn thách thức lớn về nhân khẩu học.
Truyền thông nhà nước đưa tin, ngày 28/1, Iran đã lần đầu tiên phóng đồng thời 3 vệ tinh bằng tên lửa Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng nước này phát triển.
Nhân kỷ niệm lần thứ 56 ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2023), với vai trò là Chủ tịch luân phiên của Ủy ban ASEAN tại Santiago (ACS), Chile, Đại sứ quán Việt Nam đã chủ trì phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhân dịp này.
Hy vọng tìm thấy người sống sót cạn dần sau 4 ngày động đất, với số người chết tăng lên 92 và hàng trăm người mất tích.
Ukraine bắn hạ tên lửa đạn đạo Nga, Nhật Bản 'sửa' phát ngôn của Tổng thống Mỹ, EU trừng phạt bổ sung Iran… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian dự kiến thăm Nhật Bản vào ngày mai, 7/8 và gặp Thủ tướng Kishida Fumio.
Báo Washington Post dẫn nguồn tin giấu tên tiết lộ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang chịu áp lực phải đạt được thỏa thuận nhằm mở đường cho việc thả những tù nhân chiến tranh Israel còn lại bị giam giữ ở Dải Gaza.
Trong bài phát biểu chúc mừng năm mới 2004, Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ sự đảm bảo tốt nhất cho tương lai của nước Nga là người dân đoàn kết với nhau.