Trả lời phỏng vấn hãng CNN tối 28/2 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio bày tỏ hy vọng quan hệ với Ukraine có thể được thiết lập lại với cách tiếp cận “thực dụng” hơn sau cuộc đàm phán thất bại giữa lãnh đạo hai nước tại Phòng Bầu dục trước đó.
![]() |
Ngoại trưởng Marco Rubio (ngoài cùng bên phải) đánh giá cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng là một sự thất bại. (Nguồn: CNN) |
Trong cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Rubio "hy vọng có thể thiết lập lại đàm phán với Ukraine, phát huy sự chín chắn và thực dụng", đồng thời khẳng định "mỗi đêm, người dân Ukraine vẫn thiệt mạng trong cuộc xung đột này".
"Chúng tôi đang cố gắng chấm dứt cuộc xung đột không thể chịu đựng được này”, ông Rubio cho biết.
Tin liên quan |
![]() |
Ngoài ra, ông Rubio đánh giá cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng là một sự “thất bại”, qua đó kêu gọi ông Zelensky xin lỗi.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng chỉ trích Tổng thống Zelensky có thể không thực sự muốn có hòa bình ở Ukraine.
Theo ông Rubio, Tổng thống Trump sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết cuộc xung đột ngay cả khi cơ hội hòa bình chỉ là 1%.
Cuộc đàm phán giữa Tổng thống Zelensky và người đồng cấp Donald Trump về giải pháp hòa bình cho Ukraine đã thất bại sau cuộc tranh cãi tại Phòng Bầu dục.
Các quan chức cấp cao của chính quyền ông Trump yêu cầu phái đoàn Ukraine rời Nhà Trắng ngay lập tức và hủy cuộc họp báo chung.
Tổng thống Donald Trump cũng hủy bỏ kế hoạch ký thỏa thuận về khoáng sản đất hiếm với ông Zelensky bất chấp việc chính phủ Ukraine đã phê chuẩn thỏa thuận này.
Trong khi đó, hãng AFP dẫn lời Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ "sát cánh cùng Ukraine". Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Ukraine đổ vỡ.
Thủ tướng Albanese nhấn mạnh, người dân Ukraine đang chiến đấu "không chỉ vì chủ quyền quốc gia, họ đang chiến đấu vì luật pháp quốc tế", Canberra sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine cho đến khi nào cần thiết bởi "đây là cuộc đấu tranh của một đất nước dân chủ".
Mối quan hệ của Australia và Nga căng thẳng trong nhiều năm. Australia phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022, lên án hành động này là bất hợp pháp và vô đạo đức, đồng thời cam kết hỗ trợ Ukraine 1,5 tỷ AUD (931 triệu USD).
Nhiều vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thủ đô Sanaa của Yemen do Houthi kiểm soát.
Ông Putin chấp nhận nhượng bộ nhỏ khi điện đàm với ông Trump, nhưng giữ nguyên các điều kiện mà Nga coi là tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Sáng 19/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Trung tâm truyền thông quốc tế Quảng Tây, thuộc Tập đoàn Truyền thông Nhật báo Quảng Tây (Trung Quốc) do Phó Giám đốc thường trực La Nhuệ dẫn đầu.
Ủy ban châu Âu (EC) đã sẵn sàng mở các nhóm đàm phán với Ukraine về việc kết nạp Kiev, tuy nhiên, quá trình đòi hỏi sự nhất trí từ tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đã bị Hungary chặn lại.
Tàu hàng đâm vào tàu chở nhiên liệu của quân đội Mỹ ngoài khơi miền đông nước Anh, khiến cả hai tàu bốc cháy và dầu tràn ra biển.
Tổng thống Trump cho rằng người đồng cấp Putin đã đưa ra 'tuyên bố hứa hẹn' về ngừng bắn ở Ukraine và mong Nga sẽ làm điều đúng đắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, tham gia đối thoại để xuống thang căng thẳng.
Tổng thống Macron kêu gọi các nước EU ngừng mua tên lửa, tiêm kích Mỹ, ưu tiên khí tài châu Âu để tăng năng lực sản xuất vũ khí khu vực.