Ngoại trưởng Ba Lan Sikorski cho biết binh sĩ NATO đã hiện diện ở Ukraine, nhưng không nêu cụ thể là từ những nước thành viên nào.
"Binh sĩ từ các quốc gia NATO đã có mặt ở Ukraine. Tôi muốn cảm ơn đại diện của các quốc gia đang chấp nhận rủi ro này. Họ biết họ là ai", Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết trong một sự kiện kỷ niệm 25 năm Warsaw gia nhập NATO được phát trên kênh YouTube Sejm RP ngày 8/3.
Ông Sikorski không nêu rõ mình đang nhắc đến những quốc gia nào. "Không như các chính trị gia châu Âu khác, tôi sẽ không tiết lộ điều này", Ngoại trưởng Ba Lan nói.
Bình luận về phát biểu của ông Sikorski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 10/3 nói với tờ Izvestia rằng NATO "không còn lý do gì để phủ nhận điều đó nữa".
Mỹ cùng các thành viên khác trong NATO chưa lên tiếng về thông tin.
Ông Sikorski trước đó cho rằng sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine "không phải là không thể tưởng tượng được", đồng thời đánh giá cao gợi ý của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng đưa binh sĩ phương Tây tới Ukraine.
Ông Macron đưa ra gợi ý tại cuộc họp báo sau cuộc họp của khoảng 20 lãnh đạo châu Âu tại Paris ngày 26/2. Ông chủ Điện Elysee tuyên bố các bên đã "thảo luận cởi mở, thẳng thắn" và "không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân tới Ukraine".
Mỹ, Đức, Anh, Ba Lan, Cộng hòa Czech và nhiều nước châu Âu khác tuyên bố không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine. Lãnh đạo các nước này cho biết họ không muốn lực lượng của mình tham gia trực tiếp vào cuộc chiến, cũng như không muốn đụng độ trực tiếp với Nga, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto ngày 10/3 nói Pháp, Ba Lan không có quyền lên tiếng thay cho các quốc gia NATO trong vấn đề điều binh sĩ đến Ukraine. Ông cảnh báo động thái như vậy chỉ làm leo thang căng thẳng và ảnh hưởng mọi nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột giữa Moskva và Kiev.
Điện Kremlin trước đó cho rằng nếu phương Tây điều quân tới Ukraine, điều đó có nguy cơ gây ra đối đầu trực tiếp "không thể tránh khỏi" giữa NATO với Nga.
Như Tâm (Theo TASS, Sputnik)
Bà của thiếu niên 17 tuổi bị cảnh sát bắn chết ở ngoại ô Paris kêu gọi người dân chấm dứt các hành vi quá khích.
Sau nhiều năm 'từ mặt nhau' sau cuộc bầu cử 2020, cựu tổng thống Trump đầu năm nay tham dự sự kiện trực tiếp do kênh cánh hữu Fox News tổ chức.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/8.
Báo cáo của lực lượng hành pháp Anh cho thấy tình trạng bạo lực phụ nữ và trẻ em gái tại nước này đang ở mức báo động quốc gia với gần 3.000 ca mỗi ngày.
Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh đang tăng cường đầu tư chiến lược nhằm mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Ông Hun Sen từ chức đại biểu quốc hội Campuchia, bày tỏ cảm kích trước mọi sự giúp sức trong 'nửa cuộc đời công tác' tại cơ quan này.
Quân đội Nga và Ukraine đang trang bị cho binh lính súng hoa cải bắn đạn ghém, vũ khí được cho là hiệu quả nhất để đối phó drone ở tầm gần.
Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Syria Fayssal Mikdad ngày 11/9 đã tổ chức đối thoại cởi mở với một nhóm chuyên gia truyền thông, nhà tư tưởng và nhà văn Ai Cập tại Đại sứ quán Syria ở thủ đô Cairo.
Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp và hàn gắn bất đồng với Ấn Độ.