Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp và hàn gắn bất đồng với Ấn Độ.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ? |
Việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ là định hướng then chốt mà chính quyền Mỹ sắp tới cần lưu tâm. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: News) |
Theo bài viết của chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, trong những năm qua, quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn ngày càng tiến triển tốt đẹp với niềm tin chiến lược nâng cao trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.
Ấn Độ là nước có tầm quan trọng về mặt địa chiến lược, không chỉ là trụ cột vững chắc trong cục diện khu vực, mà còn là cường quốc quân sự. Do đó, việc cải thiện quan hệ với New Delhi là định hướng then chốt mà chính quyền Mỹ sắp tới cần lưu tâm, cũng như phát huy những thành tựu đã đạt được về hợp tác quân sự trong 4 năm gần đây.
Quan hệ an ninh với Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ lưỡng đảng Mỹ trong gần ba thập kỷ qua. Có 4 điểm đáng lưu ý về quan hệ quốc phòng song phương.
Tin liên quan |
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử |
Thứ nhất, về khả năng tương tác quân sự, sau đối thoại 2+2 Mỹ-Ấn tháng 4/2022, New Delhi tuyên bố gia nhập Lực lượng hàng hải hỗn hợp (CMF) có trụ sở tại Bahrain và tiến hành tham gia sứ mệnh hải quân chung với 46 quốc gia, trong đó có Mỹ.
Ấn Độ cam kết bảo vệ, duy trì thương mại tự do, an toàn và an ninh hàng hải, cũng như ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp của các tác nhân phi nhà nước.
Thứ hai, Hải quân Mỹ bắt đầu sử dụng các xưởng đóng tàu Ấn Độ để sửa chữa phương tiện quân sự. Cho đến nay, Washington đã phê duyệt ba xưởng đóng tàu của quốc gia Nam Á để phục vụ công tác tu sửa.
Thứ ba, New Delhi cho phép Mỹ tiếp cận các khu vực địa lý chiến lược, minh chứng là vào tháng 3/2024, lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã tổ chức tập trận trên biển với đối tác Ấn Độ tại quần đảo Andaman và Nicobar, ngay cửa eo biển Malacca, vốn là tuyến đường vận chuyển quan trọng nối Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Thứ tư, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã nâng cấp cơ chế Bộ tứ (Quad) lên hội nghị thượng đỉnh thường niên ở cấp lãnh đạo, phản ánh cam kết hợp tác quốc phòng gia tăng giữa Mỹ và Ấn Độ nói riêng, cũng như giữa 4 nước thành viên nói chung.
Theo bài nghiên cứu của CSIS, dù đạt nhiều dấu mốc thành tựu, hai nước vẫn tồn tại quan điểm khác biệt trong một số vấn đề khu vực và toàn cầu, làm căng thẳng quan hệ song phương trong 4 năm qua.
Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan năm 2021 đã tạo ra hỗn loạn trong khu vực lân cận Ấn Độ. Bên cạnh đó, hai nước có lập trường và cách tiếp cận khác biệt về xung đột khu vực, đặc biệt tại Bangladesh. Trong khi Washington nỗ lực gây sức ép buộc Dhaka tái thiết nền dân chủ, thì New Delhi ủng hộ duy trì nguyên trạng đất nước dưới thời cựu Thủ tướng Sheikh Hasina.
Dù vậy, hai bên vẫn nỗ lực củng cố triển vọng hợp tác để hàn gắn rạn nứt. Do đó, bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền mới cần đánh giá tổng thể mối quan hệ song phương trên cơ sở xem xét một số ưu tiên chính sách như sau:
Một là, cần đề cao vai trò của Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ và Trợ lý ngoại trưởng phụ trách Nam và Trung Á. Phải mất hơn hai năm để chính quyền Tổng thống Joe Biden có được sự chấp thuận của Thượng viện trong việc đề cử ông Eric Garcetti làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ tại New Delhi. Điều này phản ánh cam kết của ông Biden nhằm thắt chặt liên lạc với quốc gia Nam Á và nỗ lực này cần tiếp tục duy trì trong thời gian tới.
Hai là, khẳng định sự ủng hộ đối với các cơ chế chủ chốt như Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ, Đối thoại 2+2 Mỹ-Ấn và Sáng kiến Mỹ-Ấn về công nghệ quan trọng và mới nổi (iCET).
Ba là, nhanh chóng xây dựng kế hoạch hợp tác quốc phòng, tìm cách mở rộng và tăng cường tập trận quân sự, đặc biệt là hoạt động diễn tập ba quân chủng Tiger Triumph.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo thế giới đang đối mặt tình trạng nghèo đói cùng cực trở lại sau 20 năm, và bất bình đẳng ngày càng nới rộng.
Cánh vũ trang của Hamas cho biết hai con tin thiệt mạng và 8 người bị thương nặng vì các đợt không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.
Giới chức Nga bắt một phụ nữ mang hai quốc tịch Nga - Mỹ với cáo buộc phản quốc, tội danh có thể đối mặt án tù chung thân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự các sự kiện của Liên Hợp Quốc, làm việc tại Mỹ và thăm cấp nhà nước Cuba.
Xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas, Hạ viện Mỹ có tân Chủ tịch, Thủ tướng Australia thăm Washington, Slovakia tuyên bố sẽ dừng viện trợ quân sự cho Kiev… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Ngày 19/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã đến Đại sứ quán Kuwait tại Việt Nam ghi sổ tang, chia buồn về việc Quốc vương Kuwait Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah qua đời.
Trong chuyến thăm quận Chukotka những ngày đầu năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của nước Nga nằm ở vùng Viễn Đông và Bắc cực.
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ có chuyến thăm chính thức đến Liên bang Nga từ ngày 8-10/9, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi đã chia sẻ với TG&VN những ý nghĩa lớn của chuyến thăm cũng như nét chính của Ủy ban hợp tác Liên nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh ASEAN mong muốn cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực và cam kết đa phương hơn nữa để giải quyết xung đột thông qua cách tiếp cận toàn diện và sự phối hợp chặt chẽ.