Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng đến Sri Lanka kể từ khi ông Anura Kumara Dissanayake nhậm chức Tổng thống quốc gia Nam Á này vào tháng 9 vừa qua.
Trước đó, Cao ủy Ấn Độ tại Sri Lanka Santosh Jha là nhà ngoại giao nước ngoài đầu tiên đến chào ông Anura Kumara Dissanayake sau khi kết quả bầu cử được công bố.
Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar. (Nguồn: ANI) |
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar sẽ thăm Sri Lanka vào ngày mai, 4/10. (Nguồn: ANI) |
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, chuyến thăm vào ngày 4/10 của ông Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh cam kết chung của hai nước nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác lâu dài vì lợi ích chung, phù hợp với chính sách Láng giềng trước tiên và tầm nhìn SAGAR của New Delhi.
Dự kiến, Ngoại trưởng Jaishankar sẽ gặp các lãnh đạo cấp cao của Sri Lanka, trong đó có Tổng thống Anura Kumara Dissanayake.
Theo trang tin ETV, đây là cơ hội quý giá để Ấn Độ củng cố cam kết hỗ trợ sự phát triển của Sri Lanka trong bối cảnh chính sách đối ngoại của nước này có thể có sự điều chỉnh dưới thời vị Tổng thống theo chủ nghĩa Marx.
Các chuyên gia cho rằng, chuyến công du kịp thời của Ngoại trưởng Jaishankar cho thấy New Delhi mong đợi Colombo không có lập trường thù địch như trường hợp của Maldives và Bangladesh, hai quốc gia láng giềng đã chứng kiến sự thay đổi trong chính phủ thời gian gần đây.
Với sự hiện diện của Ngoại trưởng Jaishankar tại Colombo, theo Indian Express, chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ với ông Dissanayake, người đã đến thăm New Delhi vào đầu năm nay. Nhà lãnh đạo đảng đối lập NPP đã có các cuộc gặp với ông Jaishankar và Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval.
Indian Express trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay: “Ông Dissanayake có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của Ấn Độ nhưng chuyến thăm của ông Jaishankar chỉ trong tuần thứ hai của nhiệm kỳ Tổng thống cho thấy Ấn Độ không mong đợi ông sẽ có thái độ thù địch như Tổng thống Maldives thể hiện hồi ban đầu hay như cách mà chính phủ lâm thời ở Bangladesh đã làm”.
Trận động đất tại tỉnh Cam Túc, miền bắc Trung Quốc khiến ít nhất 111 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại vật chất đáng kể.
Ngày 10/10, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 25.
Ngày 16/7, Phó Cố vân An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Tae Hyo cho biết, nước này sẽ cung cấp thêm thiết bị dò mìn cho Ukraine.
Triều Tiên đóng cửa sứ quán ở Tây Ban Nha và một số nước châu Phi, trong loạt động thái có thể khiến gần 25% cơ quan đại diện của Bình Nhưỡng ngừng hoạt động.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Mỹ đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream năm 2022.
Ngày 30/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã tiết lộ về các ý định mới của khối này đối với Ukraine.
Đại sứ Nga tại Mỹ chỉ rõ sự thất bại trong chính sách hạn chế của Washington, tình báo Anh nói Nga có thể thay quân ở Zaporizhzhia, Ukraine công bố tổng số binh sĩ của Nga thiệt mạng trong cuộc xung đột... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Nga-Ukraine.
Vua Jordan Abdullah tham gia chuyến bay thả hàng viện trợ tới Gaza, động thái nêu bật vai trò của ông với tình hình nhân đạo ở dải đất.
Việt Nam quan ngại về thông tin Trung Quốc hoàn thiện hạ tầng cho hệ thống radar ở đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.