Khi thế giới bước vào kỷ nguyên phát triển mới, ngoại giao kinh tế được kỳ vọng sẽ nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ngoại giao kinh tế: Đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình |
Tọa đàm "Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước", ngày 14/10. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Hành trình 50 năm của ngoại giao kinh tế là chặng đường xây từ những “viên gạch” đầu tiên, phá thế bao vây cấm vận, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển; nghiên cứu/tham mưu, tham gia sâu vào tiến trình hội nhập của đất nước; tranh thủ nguồn lực phục vụ phát triển, ứng phó và xử lý các vấn đề phức tạp. Đó cũng là hành trình từ hoàn thiện về nội hàm đến phát triển thành trụ cột của nền ngoại giao toàn diện.
Đến nay, công tác ngoại giao kinh tế đã định vị chỗ đứng xứng đáng trong chuỗi giá trị phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, ngoại giao kinh tế lần đầu tiên được đưa thành một chủ trương trong văn kiện Đại hội XIII, là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của ngoại giao Việt Nam, là động lực quan trọng để phát triển đất nước.
Để đạt được thành tựu kể trên, nửa thế kỷ qua, các thế hệ cán bộ ngoại giao luôn tâm niệm năm bài học. Thứ nhất, bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, thực tiễn của đất nước. Thứ hai, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết. Thứ ba, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén, kịp thời, càng khó khăn, càng phức tạp càng bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp, tổng lực của các trụ cột đối ngoại để phục vụ ngoại giao kinh tế, phát triển đất nước. Thứ năm, phát huy đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Song song với đó là sự sáng tạo không ngừng, sự dấn thân, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ khó khăn của các cán bộ ngoại giao để hội nhập sâu rộng, đưa lá cờ Việt Nam bay cao, vươn xa trên bản đồ thế giới như hiện nay.
Trong chặng đường mới, công tác ngoại giao kinh tế đặc biệt được quan tâm khi gần đây nhất, ngày 29/8, tại cuộc làm việc với Lãnh đạo cán bộ chủ chốt của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo: Ngoại giao kinh tế là một trong những trọng tâm ngoại giao thời đại mới, phải khơi dậy động lực bên trong, mở ra triển vọng phát triển mới, góp phần tạo bước nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế bền vững, duy trì sự phát triển lành mạnh, ổn định của nền kinh tế toàn cầu và ứng phó với các thách thức mới.
Không chỉ thế, tại 10 cuộc làm việc về công tác ngoại giao kinh tế trong chỉ hơn ba năm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục nhấn mạnh: Phải đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về ngoại giao kinh tế, nắm chắc tình hình khu vực, thế giới, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng chính sách và thực hiện chính sách về ngoại giao kinh tế.
Đây là kỳ vọng cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đồng thời khiến việc triển khai công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới thêm trọng trách. Tiếp thu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, ngoại giao kinh tế nỗ lực đổi mới tư duy, cách tiếp cận, triển khai để hỗ trợ hiệu quả hơn các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội; thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế với các đối tác chủ chốt; phát triển các hình thái mới như ngoại giao vaccine, ngoại giao công nghệ…
Khi thế giới bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, của khoa học công nghệ - Việt Nam sẽ chuyển mình. Đặt trong bối cảnh đó, ngoại giao kinh tế được kỳ vọng sẽ nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Hà Nội ước đón 653.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.350 tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Tốt nghiệp khoa Văn hóa Dân tộc, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sau một thời gian làm truyền thông cho một doanh nghiệp, năm 2016, anh Nguyễn Trung Kiên, (xã vùng cao Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, nay là xã Độc Lập, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã quyết tâm về quê làm giàu từ nghề nông. Tháng 11/2020, anh Kiên mạnh dạn đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (HTX Độc Lập). Cách trung tâm TP Hòa Bình chưa đầy 25km đường, nhưng để...
Sau 13 gói trừng phạt không đủ sức kìm hãm nền kinh tế Nga, Mỹ, EU và một số quốc gia phương Tây khác đã phản ứng bằng cách chuyển sang các biện pháp tài phán ngoài lãnh thổ.
Thực tế có không ít trường hợp chủ nhà sau khi hoàn thành xây dựng mới đi xin giấy phép. Nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng...
Kỳ vọng ở thị trường địa ốc bán lẻ cao cấp, lộ diện vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, quy định về việc lập và thực hiện dự án tái định cư, khu tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Khi từ bỏ năng lượng Nga, EU đối mặt rủi ro ngày càng cao bởi Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có tham vọng ở khối này. Mỹ cũng đang tìm cách hưởng lợi từ chiến lược năng lượng của liên minh.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ đột xuất cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình.
Tại dự thảo, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như sau: Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/1/2025: Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành...
Chính phủ mới của Vương quốc Anh, do Công đảng lãnh đạo, đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn nhất.