Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam

05:10 14/07/2024

Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến sâu, tách chiết ra sản phẩm đất hiếm, cần nghiên cứu và có chính sách để doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ, theo chuyên gia.

PGS. TS Hoàng Anh Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu nêu đề xuất tại cuộc họp kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chiều 12/7.

Theo ông Sơn, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn (22 triệu tấn - theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ), đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc (44 triệu tấn). Song đến nay Việt Nam chưa có nhà máy chế biến từ tinh quặng đất hiếm thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nguyên nhân được ông chỉ ra do các doanh nghiệp được cấp mỏ chưa làm chủ được công nghệ chế biến ra sản phẩm đạt yêu cầu như đất hiếm tổng hợp có hàm lượng tối thiểu 95%, đồng thời chưa có công nghệ tách chiết ra các sản phẩm đất hiếm riêng rẽ.

Ông cho hay, công nghệ phân chia riêng rẽ oxit đất hiếm và làm sạch đến độ sạch cao, mặc dù đã có nghiên cứu từ rất sớm nhưng phần lớn mới triển khai trong phòng thí nghiệm, chưa có công nghệ nào áp dụng vào thực tế. Việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ chế biến sâu đất hiếm cũng gặp khó do đòi hỏi trình độ cao, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao.

Dẫn với đất hiếm Lai Châu, chuyên gia cho biết các công trình nghiên cứu đến nay đều dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, vấn đề về thuốc tuyển chưa giải quyết được nên chất lượng tuyển không cao, chất lượng quặng tinh đất hiếm cuối cùng không được như mong muốn. Hay như quặng đất hiếm mỏ Đông Pao có thành phần vật chất phức tạp, quặng bị phong hóa mạnh, tỉ lệ cấp hạt mịn trong quặng lớn. "Mỗi thân quặng của mỏ có đặc trưng riêng về cấu trúc và thành phần vật chất, do đó công nghệ tuyển làm giàu đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ", ông nói.

Theo PGS Sơn, quá trình chế biến quặng đất hiếm lý tưởng nhất là đạt đến sản phẩm có gia trị gia tăng cao, song tùy thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng đầu tư và có thể thực hiện theo từng giai đoạn. Hiện một số đơn vị trong và ngoài nhà nước đã nghiên cứu thành công chế biến sâu ở quy mô phòng thí nghiệm. "Để triển khai ra thực tế đòi hỏi yêu cầu gắt gao từ yếu tố công nghệ, an toàn môi trường và mức cạnh tranh phát triển kinh tế", PGS Sơn nói.

Để gỡ nút thắt, ông kiến nghị khảo sát đánh giá trữ lượng và giá trị của các thành phần nguyên tố đất hiếm trong các mỏ đã cấp phép, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ. Theo PGS Sơn, Việt Nam cần xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ bằng cách hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh về đất hiếm, tập hợp đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm và xử lý môi trường.

Ông đề xuất hình thành các nhiệm vụ theo hướng nghiên cứu phát triển được công nghệ chế biến có khả năng áp dụng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó xây dựng chương trình khoa học công nghệ trọng điểm ưu tiên hướng chế biến và ứng dụng đất hiếm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ lõi. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu đất hiếm, phân chia riêng các oxit đất hiếm độ sạch cao, công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm cho ngành công nghiệp ôtô điện, điện gió để sớm đưa vào thực tế sản xuất trong vòng 10 năm tới.

Các nhà khoa học cũng kiến nghị cơ chế, chính sách riêng để phát triển công nghiệp đất hiếm phù hợp với tiềm năng, trong đó gắn nghiên cứu, phát triển công nghệ và triển khai sản xuất, chế biến sâu. "Việt Nam cũng cần tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khai thác, chế biến sâu đất hiếm kèm theo điều khoản về chuyển giao công nghệ", ông nhấn mạnh.

Như Quỳnh

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Khoa học 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Khoa học 2024

07:20 01/01/2024

Bộ Khoa học và Công nghệ xác định nhiều giải pháp trọng tâm năm 2024 trong đó thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ, xác định những công nghệ trọng điểm, công nghệ lõi cần ưu tiên.

Trường hợp vượt đèn vàng bị xử phạt

Trường hợp vượt đèn vàng bị xử phạt

13:30 15/12/2023

Nhiều bạn đọc thắc mắc theo quy định của pháp luật có lỗi vượt đèn vàng không?

Tàu vũ trụ của SpaceX bốc cháy lần thứ hai, FAA ra lệnh khẩn cấm bay

Tàu vũ trụ của SpaceX bốc cháy lần thứ hai, FAA ra lệnh khẩn cấm bay

06:10 01/09/2024

Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) đã ra lệnh cấm bay đối với tên lửa Falcon 9 của SpaceX vào ngày 28/8 ngay sau nỗ lực hạ cánh không thành công khiến tàu vũ trụ bốc cháy.

Tác giả có tên trong bài báo công bố quốc tế được duyệt thế nào?

Tác giả có tên trong bài báo công bố quốc tế được duyệt thế nào?

05:20 12/05/2024

Trong quy trình bình duyệt của một tạp chí uy tín ít nhất sẽ có một lần thông báo bằng email nhằm xác nhận thông tin các thành viên, do đó việc đưa tên một người vào danh sách nghiên cứu phải có lý do.

Hà Nội: Người vi phạm giao thông bị thu giấy tờ qua app VNeID

Hà Nội: Người vi phạm giao thông bị thu giấy tờ qua app VNeID

13:40 01/07/2024

Ngày đầu quy định có hiệu lực, cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai kiểm tra giấy tờ của người đi đường và xử lý tạm giữ giấy tờ của người vi phạm trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID.

Để Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới

Để Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới

03:30 21/03/2023

Chiều 20/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức Tọa đàm chuyên đề về Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và thách thức, đề xuất chính sách đối với ngành Ngoại giao Việt Nam.

Con người chưa thể dập 'Cổng địa ngục' cháy suốt 50 năm

Con người chưa thể dập 'Cổng địa ngục' cháy suốt 50 năm

08:30 23/11/2023

Giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra biện pháp khả thi để dập tắt miệng hố Darvaza chứa đầy khí methane và cháy suốt từ thời Liên Xô.

Ai Cập phát hiện bức tượng Phật từ thời La Mã tại cảng biển Berenice

Ai Cập phát hiện bức tượng Phật từ thời La Mã tại cảng biển Berenice

16:00 28/04/2023

Trong khi tiến hành khảo cổ tại ngôi đền cổ ở Berenice, nhóm nhà khoa học đã phát hiện bức tượng Phật từ thời La Mã, cho thấy mối quan hệ thương mại giữa Ai Cập với Ấn Độ đã tồn tại ở thời kỳ này.

Giải cứu sơn dương dính bẫy trong rừng sâu

Giải cứu sơn dương dính bẫy trong rừng sâu

14:45 12/10/2024

Các cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương trong lúc tuần tra phát hiện con sơn dương quý hiếm mắc bẫy của thợ săn đã phối hợp giải cứu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới