Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9-5, tại quảng trường Nhà hát thành phố.
Đây là chương trình hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024 và kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Liên hoan quy tụ các nghệ sĩ, diễn viên của các Nhà hát Cải lương hai miền Nam, Bắc, gồm: Đoàn Cải lương Hải Phòng, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Với chủ đề "Hải Phòng - Miền di sản 2024", Liên hoan giới thiệu tới nhân dân thành phố Hải Phòng và du khách về nghệ thuật Đờn ca tài tử, nguồn gốc bài ca vọng cổ, cải lương với những làn điệu có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước.
Mở đầu Liên hoan, các nghệ sĩ cải lương mang tới khán giả bản hòa tấu Đoản khúc lam giang, Phú Lục, Tây Thi, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo.
Đến với Liên hoan, khán giả cũng được thưởng thức các làn điệu vọng cổ như Dạ cổ hoài lang, Dòng sông quê em, đặc biệt là trích đoạn "Cung phi Điểm Bích".
Theo NSND Xuân Vinh, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Liên hoan là dịp để các nghệ sĩ Cải lương 2 miền Nam Bắc hội ngộ, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, phát huy giá trị đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật Đờn ca tài tử.
Các đoàn sẽ mang đến những chương trình biểu diễn đặc sắc phục vụ khán giả thành phố Cảng.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của người dân Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, được tạo ra từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và kết hợp với các làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng của các địa phương, vùng, miền khác nhau của Nam Bộ.
Liên hoan diễn ra trong 2 ngày, ngày 8 và 9-5-2024, tại quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng.
Thấy người dân hô hoán, đại úy công an Nguyễn Xuân Bằng quay xe lại. Biết một cháu bé đang đuối nước, anh nhảy xuống cứu em lên bờ và sơ cứu khẩn cấp.
Những chiếc áo hồng trong trường học dần trở thành một hình ảnh tượng trưng cho nỗ lực của các học sinh 'tuyên chiến' với bạo lực học đường.
Những tấm bản đồ 'Tự hào một dải non sông' được trang trọng treo lên các lớp học, Nhà trưng bày Hoàng Sa... lan tỏa niềm tự hào về chủ quyền quốc gia, tình yêu quê hương đất nước.
Em sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẻ cách Hà Nội khoảng 60 km, tốt nghiệp đại học, em đầu quân cho công ty sản xuất ở Hà Nội.
Ngày 24.2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, khoa Đột quỵ của bệnh viện vừa cứu sống liên tiếp 2 trường hợp sản...
Trong chương trình tiếp xúc “cử tri trẻ em” và tập huấn tham gia Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' năm 2024, các đại biểu và các em học sinh đã chia sẻ, bày tỏ nhiều ý kiến, nguyện vọng đại diện cho trẻ em nơi mình đang học tập, sinh sống; chia sẻ góc nhìn về các nội dung liên quan để chủ đề phiên họp giả định năm nay.
Một phụ nữ mặc áo blouse trắng bế bé gái mới sinh hai ngày khỏi phòng với lý do 'đi chích ngừa', ngay sau đó cho vào túi khi rời Bệnh viện Đa khoa Bình Dương.
TP - Góp ý về Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”, các bạn trẻ hiến kế nhiều giải pháp, trong đó tổ chức Đoàn, Hội cần đẩy mạnh hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên để biến khẩu hiệu thành hành động, chung tay cống hiến cho cộng đồng, đất nước.
Bà Lê Thị Loan, 52 tuổi, đang tắm vào khoảng 19h thì đột ngột yếu liệt nửa người trái, mặt méo, nhập viện bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não.