Nắng nóng kéo dài làm thay đổi môi trường ao nuôi, khiến hàng trăm hecta diện tích nuôi tôm tại Quảng Nam bị dịch bệnh gây hại, thậm chí phải "treo ao".
Dịch bệnh hoành hành
Gần 10h trưa, trời nắng gắt, ông Nguyễn Văn Lời (50 tuổi, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) đội nắng ra vuông tôm kiểm tra hoạt động hệ thống sục khí.
“Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến tôm dễ mắc bệnh hồng thân, phân trắng… nên tôi phải chạy hệ thống sục khí 24/24 giờ, để cung cấp ôxy và hạ nhiệt độ trong ao. Ngoài ra, phải thường xuyên bổ sung men vi sinh và vôi để trung hòa lượng kiềm, pH trong nước và tăng đề kháng cho vật nuôi. Lơ là một chút là tôm nổi đầu, chết hàng loạt” - ông Lời nói.
Cạnh đó, anh Đỗ Văn Trân đang sửa soạn, dọn dẹp lại ao nuôi, cho biết, hồi tháng 5 gia đình vừa thả hơn 100.000 con tôm giống thì bị dịch bệnh mất trắng, thiệt hại hơn 30 triệu đồng. Hiện gia đình đang quyết tâm đầu tư lại theo đúng quy trình và khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Nam, tổng sản lượng các loại thủy sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh đạt hơn 15.000 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi tăng 4,2%. Hiện nay các vùng nuôi tôm trong tỉnh đã thả nuôi gần 2.000ha và nuôi cá trên 2.100ha.
Những tháng gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến hơn 140ha diện tích tôm nuôi toàn tỉnh bị nhiễm các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, bệnh do thay đổi các yếu tố môi trường, trong đó, bệnh do virus gây ra làm tôm chết rất nhanh.
Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại
Trước thời tiết nắng nóng cực đoan gây bất lợi cho hộ nuôi tôm, ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam - khuyến cáo, người nuôi cần tăng cường quạt nước nhằm cung cấp đủ dưỡng khí, bổ sung chế phẩm sinh học xử lý môi trường làm sạch đáy ao, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại… để thủy sản nuôi phát triển khỏe mạnh.
Khi thủy sản bị chết không được xả thải ra môi trường ngoài, thông báo cho các cơ quan thú y, thủy sản có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe của thuỷ sản nuôi, tránh hiện tượng dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nước nuôi. Định kỳ bổ sung thêm vitamin, khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.
Hiện ngành nông nghiệp Quảng Nam đang tăng cường hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi, hướng dẫn kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh thủy sản và nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả để giúp nông hộ giảm thiểu thiệt hại, ứng phó với nắng nóng hiệu quả.
Ông Bùi Văn Nhân hiện đang sở hữu trang trại nuôi tôm công nghệ cao rộng 3,4ha, kinh phí đầu tư gần 4 tỉ đồng tại huyện Núi Thành, cho biết, nuôi tôm ngày càng đối diện với nhiều thách thức, nhất là nắng nóng kéo dài nên bắt buộc phải đầu tư hệ thống ao nuôi tôm khép kín.
Với hệ thống ao nuôi bài bản gồm ao ươm nuôi tôm giống, ao xử lý nước thải, ao chứa lắng và 4 ao nuôi tôm thương phẩm, ông Nhân thả nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ 150 con/m2. Sau 3 tháng nuôi, tỉ lệ tôm hao hụt thấp, trang trại đạt năng suất 12 tấn tôm/vụ, thu hàng tỉ đồng. Đây là mô hình nuôi tôm theo chuỗi liên kết với Công ty Việt Úc.
Trước áp lực cuộc sống và gánh nặng nhà cửa, nuôi dạy con cái, không ít người trẻ lựa chọn rời bỏ các đô thị lớn để trở về quê hương lập nghiệp.
TPHCM - UBND TP Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo về việc xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các điểm mua bán tự phát xung quanh các...
Sau khi tàu cập bờ vào sáng 14-2 (mùng 5 Tết), thương lái phải dùng đến 2 chiếc cân để tính trọng lượng con cá ngừ đại dương câu được trong chuyến biển xuyên Tết Giáp Thìn 2024 của ngư dân Phú Yên.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ đột xuất cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình.
Tổng thống Ai Cập nhấn mạnh sự ủng hộ vững chắc của Ai Cập đối với an ninh và ổn định của Iraq, đồng thời đánh giá cao mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, các quan chức chính phủ Đức đã xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên toàn Liên minh châu Âu (EU).
Đô la Hồng Kông là gì? Đô la Hồng Kông (HKD) là đơn vị tiền tệ chính thức của của đặc khu hành chính Hồng Kông. Dù được giới thiệu vào năm 1895 nhưng phải đến năm 1937 Đô la Hồng Kông mới chính thức được được lưu hành tại đây. Hiện nay, Đô la Hồng Kông được lưu hành đồng thời cả tiền giấy và tiền xu. Trong đó, tiền xu Hồng Kông bao gồm các mệnh giá 1 xu, 2 xu, 5 xu, 1 HKD, 2 HKD, 5 HKD và 10 HKD. Tiền giấy Hồng Kông bao gồm các mệnh giá 10 HKD,...
2/79 căn biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã được ngành chức năng cưỡng chế, phá dỡ. Hiện 77 căn còn lại địa phương này đang củng cố hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục để tiến hành cưỡng chế.
Theo Hãng tin Reuters, thị trường bất động sản Trung Quốc sắp kết thúc đợt trượt dốc kéo dài hơn 1 năm qua với giá nhà và doanh số bán đất tăng nhẹ.