Nghề giáo có thể không mang lại cuộc sống giàu sang về vật chất tiền bạc, không mang lại cho tôi nguồn thu nhập lớn và sung túc đủ đầy như những bạn bè cùng trang lứa, nhưng tôi chưa bao giờ lấy điều đó làm thước đo của cuộc sống.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, không có ai làm nghề giáo, không có bất cứ sự định hướng nghề nghiệp cho tôi. Hình ảnh bố mẹ - những người nông dân tần tảo đi sớm về khuya chỉ để trong tôi một nỗi niềm đau đáu là bố mẹ sẽ không còn vất vả như thế nữa chỉ có một con đường duy nhất là cố gắng học hành để thay đổi cuộc sống.
Đối với nhiều người, trở thành giáo viên là ước mơ từ nhỏ, do truyền thống gia đình hoặc có thể vì một lí do yêu thích, hâm mộ một thầy cô nào đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường… Nhưng đối với tôi, trở thành giáo viên có lẽ là một cái duyên.
Từ khi trở thành một học sinh chuyên Văn cho đến khi tôi tốt nghiệp THPT năm 2005, trong suy nghĩ của mình tôi vẫn chưa bao giờ nghĩ đến hai từ “sư phạm”. May mắn hơn các bạn cùng trang lứa, tôi được giải quốc gia môn Lịch sử, cũng không phải là môn Văn mà tôi đang theo học. Vì thế, đã hơn một lần tôi nhận được câu hỏi: "Sao học chuyên Văn mà lại trở thành cô giáo dạy Sử?" Khi ấy, tôi chỉ cười và nói: "Chắc là do duyên".
Điều đó có lẽ đúng vì khi lựa chọn trường để tuyển thẳng, tôi đắn đo và chưa biết chọn trường nào. Các bạn đều nghĩ tôi sẽ chọn an ninh, luật hay báo chí là những ngành nghề “hot” lúc bấy giờ. Khi tôi vẫn chưa có sự định hướng hay lựa chọn nào thì cô bạn thân cùng bàn của tôi làm hồ sơ tuyển thẳng khoa Văn của Trường Đại học sư phạm Hà Nội thủng thẳng bảo: "Vào sư phạm đi cho có bạn". Khi ấy, tôi cũng không nghĩ nhiều mà điền nguyện vọng vào khoa Lịch sử của Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Mặc dù, vào thời điểm đầu những năm 2000, việc lựa chọn trở thành giáo viên lại là giáo viên dạy Lịch sử cũng là một sự lựa chọn “không hợp thời”. Khi đó, bố tôi, người luôn ủng hộ mọi quyết định của tôi đã nói: “Thời gian có biến thiên, xã hội có thay đổi ra sao, đồng tiền có thể lên ngôi nhưng vai trò của người thầy thì vẫn luôn ở vị thế quan trọng, hãy tin tưởng vào sự lựa chọn của mình con ạ”.
Tôi đã khóc và tự nhủ phải cố gắng để không phải nuối tiếc hay ân hận về sự lựa chọn của mình.
Khi ra trường, từ bỏ nơi thành thị xa hoa với nhiều lời mời gọi, tôi trở về quê hương nơi có tiếng gọi của gia đình, nơi có giọt mồ hôi mặn mòi của cha, của tình yêu thương vô bờ của mẹ.
Tôi cũng may mắn hơn các bạn đồng môn, được về ngay chính ngôi trường mình theo học, nơi có thầy cô dìu dắt, bảo bọc và yêu thương, một ngôi trường chủ yếu là những học sinh chăm, ngoan nhưng tuổi đời, tuổi nghề còn ít ỏi nên những ngày đầu đứng trên bục giảng cũng vô cùng bỡ ngỡ, hồi hộp, thậm chí cũng có những áp lực không nhỏ.
Ngày ngày đến lớp, nhìn thấy những gương mặt hồn nhiên, đáng yêu, háo hức đợi chờ của học trò cũng khiến tôi thấy xốn xang, hạnh phúc. Tôi thấy mình được mộng mơ, khát vọng cùng học trò, bỏ lại sau lưng những áp lực, âu lo và bỡ ngỡ… hạnh phúc đơn giản là như thế.
Nhưng như vậy thì chưa đủ, tôi cũng mong muốn trở thành một giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tự tin trước học trò và đồng nghiệp, được đem những kiến thức mình được học, đem tri thức lan tỏa đến học trò, được đem nhiệt huyết, sức trẻ để cống hiến. Đó là một trong những trách nhiệm và sứ mệnh của người thầy. Kiến thức có thể rất tốt nhưng chưa chắc truyền thụ đã tốt.
Người thầy không chỉ cần có kiến thức tốt, chuyên môn vững vàng mà còn phải là người truyền đạt kiến thức ấy, truyền cảm hứng tới học trò. Mỗi giáo viên phải là vừa là ngọn lửa, vừa là người truyền lửa bởi “học sinh không phải là cái hũ để bạn đổ nước cho đầy mà là ngọn đuốc nhỏ bạn phải đốt lên cho cháy rực khi ấy bạn sẽ truyền được ngọn lửa đam mê cho học sinh" và như vậy là bạn đã thành công còn ngược lại nếu “một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”.
Đó cũng chính là động lực để tôi không ngừng cố gắng, không ngừng nỗ lực trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ để không chỉ trở thành người thầy của học trò mà còn là người bạn chia sẻ, đồng hành cùng các em, trở thành người truyền cảm hứng, trở thành tấm gương về nhân cách, đạo đức cho học trò.
Kiến thức, đam mê, nhiệt huyết và hoài bão ấy cũng phải gắn với một thực tế “cơm áo không đùa với khách thơ”, với đồng lương còn thấp so với mức sống của xã hội, bản thân tôi những ngày đầu mới ra trường cũng từng phải đi dạy thêm cả những bạn nhỏ tiểu học để trang trải thêm cuộc sống.
Mặc dù không đúng với chuyên ngành của mình nhưng tự nhủ: "Vẫn được làm cô giáo và trong thâm tâm cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ nghề để hướng đến một sự lựa chọn khác". Tôi vẫn cứ kiên trì và miệt mài như thế.
Rồi tôi bắt đầu nhận dạy những học sinh muốn học môn Sử, ôn thi đại học môn Sử, dạy kèm cho một, hai học sinh, thậm chí có những học sinh không thu học phí, không tính thời gian, chỉ đơn giản là quyết tâm sống với nghề, sống bằng nghề và tâm niệm đó cũng là cơ hội cho mình học hỏi, “vỡ vạc” được nghề, trau dồi, say mê chuyên môn.
Một thực tế là còn nhiều thầy giáo, cô giáo lên lớp là phụ mà làm nghề tay trái là chính: bán hàng online, bán bảo hiểm… để đảm bảo cuộc sống. Khó trách vì đó là gánh nặng cơm áo, gạo tiền, nghe có chút xót xa, có vị đắng trong đó.
Nhưng nếu không thử, không cố gắng thì làm sao biết được chúng ta có làm được hay không?
Thay vì đổ lỗi nghề phụ ta, tại sao không tự hỏi ta có phụ nghề không? Ta đã yêu thực sự và sống hết mình với đam mê, nghề nghiệp của mình hay chưa?
Nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp vô cùng quan trọng. Không yêu quý, chăm chút cho nghề mình thì làm sao có thể giáo dục được. Hãy nhìn ra rộng hơn trên đất nước thân yêu của chúng ta, vẫn còn rất nhiều những đồng nghiệp đang ngày đêm miệt mài đem cái chữ đến từng bản làng, từng nơi khô cằn sỏi đá, những nơi còn đói nghèo, bệnh tật nhưng họ vẫn kiên quyết bám trụ, không bỏ nghề, không vì những lợi ích trước mắt mà bỏ đi theo tiếng gọi của đồng tiền.
Nghề giáo có thể không mang lại cuộc sống giàu sang về vật chất tiền bạc, không mang lại cho tôi nguồn thu nhập lớn và sung túc đủ đầy như những bạn bè cùng trang lứa nhưng tôi chưa bao giờ lấy điều đó làm thước đo của cuộc sống.
Thậm chí nghề giáo cũng phải chấp nhận những thiệt thòi và hi sinh, có khi là những điều giản đơn nhất trong cuộc sống hàng ngày. Đó là ngày khai giảng không được dắt tay con đến trường cho đến những áp lực về thành tích, áp lực từ nhà trường, từ phụ huynh, từ xã hội, khi hạnh phúc với nghề bị “cắt xén”…
Nhưng trên tất cả, chúng ta hãy coi những điều đó là thử thách, hãy luôn sống là chính mình, đủ niềm tin, bản lĩnh, can đảm, sự tự tin, lòng trung thực, tình yêu thương, bao dung và sự vị tha để vượt lên tất cả.
Báo Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học, học viện công bố xét học bạ THPT trong mùa tuyển sinh năm 2023, tính đến ngày 29.4.
Điều tra cho thấy nguyên nhân gây cháy là do các tia lửa phát ra trong quá trình cải tạo xây dựng bên trong khoa điều trị nội trú. Giám đốc bệnh viện và đại diện công ty phụ trách cải tạo đã bị bắt.
TPHCM - Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) dự kiến tuyển 5.150 chỉ tiêu. Trong đó, phương thức kết hợp nhiều tiêu...
Nhiều năm trở lại đây, các trường ngoài công lập bắt đầu chọn lọc học sinh để đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào. Cơ hội trúng tuyển vào...
Trường đại học Văn Hiến đã gọi nhập học đợt 1 tuyển sinh đại học chính năm 2023 lên đến 17.603 thí sinh vượt xa tổng chỉ tiêu của trường năm nay.
Phó Thủ tướng Liên bang Nga cho biết 3,6 triệu người Nga đã 'thoát nghèo' kể từ năm 2017 và chính phủ nước này đang tiếp tục nỗ lực cải thiện phục lợi cho người dân.
9 học sinh xuất sắc tại các kì thi Olympic và thi nghiên cứu khoa học quốc tế năm 2023 sẽ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo chiến thuật; Tổng thống Syria đến Nga; Nghi vấn đạn phốt pho được dùng ở Ukraine.
Tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc đã giảm trong năm 2022 do tác động tích cực của sự khôi phục cuộc sống hằng ngày sau giai đoạn giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan.